Chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật Bình ổn thị trường hợp quy phân bón
I. Hợp quy phụ gia thực phẩm Điều kiện sản xuất và kinh doanh hợp quy phân bón vô cơ
NHỮNG KHÁC BIỆT LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ HÈ THU ĐBSCL hiện có khoảng 1,7 triệu ha đất trồng lúa, trong đó diện tích lúa 3 vụ/năm ĐX, HT và TĐ khoảng 600.000 ha, diện tích làm lúa 1 vụ/năm chủ yếu ven biển khoảng 100.000 ha và khoảng 1 triệu ha trồng 2 vụ lúa/năm với 2 vụ chính là ĐX và HT. Vụ ĐX xuống giống vào khoảng tháng 11 - 12 năm trước, thu hoạch vào tháng 3 - 4 năm sau. Đây là vụ lúa có năng suất và hiệu quả nhất bởi hội tụ được các điều kiện tự nhiên tối thích cho các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Vụ HT tiếp theo vụ ĐX nhưng phải căn ke sao cho thời điểm thu hoạch lúa vụ này không quá 15/8, bởi sau thời điểm đấy rất dễ bị lụt. Bị bó hẹp trong khung thời vụ như thế nên so với vụ ĐX, lúa vụ HT có những bất lợi sau: - Phải xuống giống trong điều kiện nắng nóng xen kẽ với những cơn mưa đầu mùa nên rất dễ bị xì phèn. - Không có đủ thời gian để phơi đất, cày ải nên rất dễ bị nhiễm độc hữu cơ. - Cây sinh trưởng trong điều kiện mùa mưa, trời nhiều mây, lượng bức xạ kém, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không cao nên năng suất lúa không cao. - Nắng nóng và mưa nhiều nên dễ thất thoát phân bón NHỮNG LƯU Ý KHI BÓN PHÂN VỤ HT Bởi có những bất lợi như trên nên so với lúa vụ ĐX, việc bón phân cho lúa vụ HT cũng những điểm khác biệt và lưu ý như sau: - Nhu cầu phân bón, nhất là phân đạm cho lúa vụ HT thấp hơn vụ ĐX. Thông thường để đạt năng suất từ 6,5 tấn/ha trở lên, lúa vụ ĐX ở ĐBSCL cần bón 90 - 100 kg N tương đương khoảng 195 - 215 kg urê thì lúa vụ HT chỉ cần bón 75 - 85 kg N tương đương khoảng 165 - 185 kg urê. - Cần bón nhiều phân lân hơn: Với lúa vụ ĐX chỉ cần bón 35 - 40 kg P2O5 tương đương khoảng 215 - 250 kg lân supe nhưng với lúa vụ HT phải bón nhiều lân hơn bởi đất dễ bị xì phèn khiến cho một lượng lân không nhỏ khi gặp các cation Al và Fe sẽ bị biến thành dạng khó tiêu. Lượng khuyến cáo là 40 - 50 kg P2O5 tương đương khoảng 250 - 315 kg lân supe, thậm chí trên đất phèn nặng phải bón tới 60 kg P2O5 tương đương khoảng 375 kg lân supe. - Lượng phân kali có thể giữ nguyên như lượng bón cho lúa vụ ĐX 40 - 45 kg K2O, tương đương 65 - 75 kg KCl. - Trên chân đất phèn nặng như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên có thể phải bón thêm vôi với liều lượng khoảng 200 - 300 kg/ha. - Cần cảnh giác với việc bón thừa phân đạm: Do trời nóng, hạn nên nhiều khi bón phân đạm nhưng không thấy hiệu quả rõ rệt nên dễ lầm tưởng rằng bón ít nên bón bổ sung thêm. Hệ quả là dư đạm và cây sẽ bộc phát khi có mưa. ĐẦU TRÂU - PHÂN HIỆU QUẢ NHẤT VỤ HT Do các đặc điểm thời tiết và sinh lý cây trồng như đã nói ở trên giá thành lúa vụ HT thường cao. Để người nông dân có được lợi nhuận thì việc giảm chi phí, trong đó chi phí về phân bón là quan trọng bởi phân bón chiếm tới 30 - 35% tổng chi phí. Lấy ví dụ, với urê bình thường thì lượng sử dụng bình quân cho mỗi ha là khoảng 175 kg, nhưng nếu dùng phân đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ của Bình Điền thì chỉ cần 130 kg, giảm 35 kg. Giảm phân nhưng năng suất vẫn không giảm nhờ trong đạm hạt vàng 46A+ có hoạt chất Agrotain, chống được việc thất thoát đạm do bay hơi. Tương tự nếu dùng DAP thông thường thì cần khoảng 100 kg/ha nhưng nếu dùng Lân Đầu trâu 46P+ thì chỉ cần 75 kg bởi trong Lân Đầu trâu 46P+ có hoạt chất Avail ngăn cản quá trình tiếp xúc giữa các cation Al, FE với HPO4 nên việc cố định Lân bởi phèn đã không xảy ra. Agrotain và Avail đều là thành tựu nông hóa mới nhất của Mỹ được Bình Điền độc quyền nhập khẩu ở VN và Đông Nam Á. Những năm trước năm 2000, nông dân ĐBSCL ven sông Tiền, sông Hậu rất chuộng dùng phân NPK 16.16.8.13S của Philippines nhờ tính hiệu quả cao của nó. Tuy nhiên việc có hàm lượng lưu huỳnh cao trong phân đã tích lũy đáng kể lượng lưu huỳnh trong đất gây ngộ độc cho cây nên hiệu quả NPK16.16.8.13S giảm dần. Khắc phục tồn tại trên, Bình Điền có công nghệ sản xuất urê hóa lỏng, hàm lượng S trong phân giảm xuống chỉ còn dưới 5%. Tiếp thu nhanh thành tựu mới của kỹ nghệ nông hóa của các nước phát triển, Bình Điền đã SX cho ra sản phẩm phân chuyên dùng Lúa 1, Lúa 2 bón cho lúa HT rất có hiệu quả bởi ngoài Agrotain và Avail, còn sử dụng Penax, sản phẩm của Cộng hòa liên bang Đức khiến cho tính chống chịu của Lúa tốt hơn trong điều kiện thời tiết khó khăn. Công ty CP Phân bón Bình Điền đã tham gia tài trợ cho nhiều cánh đồng mẫu lớn suốt từ Bắc tới Nam. Chỉ riêng từ Bình Thuận trở vào, diện tích cánh đồng mẫu lớn do Bình Điền tài trợ đã lên tới 8.000 ha. Thực tiễn chỉ đạo kỹ thuật bón phân ở các mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Tây Ninh, khu vực sông Vàm Cỏ giáp với Long An, các nhà nông và các kỹ sư Bình Điền rút ra kinh nghiệm, đối với những ruộng bị nhiễm phèn nặng thì trong 2 lần bón 1 và 2 nên giảm 3 kg phân chuyên dùng lúa 1 và thêm vào 3 kg Lân Đầu trâu 46P+ thì hiệu quả sẽ cao hơn. Hiện các nhà máy phân bón có thể đáp ứng được 100% nhu cầu phân NPK và phân lân; 45% phân u-rê và 30% phân DAP. Riêng phân ka-li nhu cầu hằng năm từ 800 đến 900 nghìn tấn, sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng được, nên phải nhập khẩu 100% loại này. Những năm qua, thị trường phân bón biến động mạnh, nhất là vào thời điểm cuối năm 2008 và đầu năm 2009, do suy thoái nền kinh tế toàn cầu đã đẩy giá phân bón tăng cao, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Những loại phân bón sản xuất trong nước phần lớn ít bị ảnh hưởng khi thị trường biến động. Loại phân bón nhập khẩu nhiều như DAP, u-rê chịu tác động lớn của thị trường. Nhất là phân ka-li do nhập khẩu 100% thì hoàn toàn chịu tác động của thị trường và giá cả phân bón thế giới. Thông thường khi có lời thì các doanh nghiệp đổ xô nhập khẩu, gây lỗ; khi không có lời thì nhập khẩu ít hẳn, cung thấp hơn cầu, gây thiếu hụt nguồn phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, một số tư thương lợi dụng tình hình này, đẩy giá bán lên cao và đưa phân bón giả, phân bón kém chất lượng ra thị trường để kiếm lời, gây thiệt hại cho nông dân, nhất là phân bón ka-li, bởi loại phân này rất dễ làm giả. Để bảo đảm đủ phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp với giá bán hợp lý cho nông dân, đồng thời ngăn chặn tình trạng phân bón kém chất lượng, cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, Bộ Công thương cần chỉ đạo các nhà máy tăng cường sản xuất phân bón trong nước, nâng cao công suất để bảo đảm đủ, kịp thời phân bón cung ứng cho nông dân. Hai là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công thương nắm sát diễn biến thị trường phân bón để chỉ đạo các doanh nghiệp nhập khẩu đủ phân bón về các cảng kịp thời vụ, nhất là việc nhập khẩu phân ka-li hiện nay còn thiếu. Ba là, cần nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh phân bón, mang lại hiệu quả, như cách làm vừa qua của Công ty cổ phần Vật tư nông sản thể hiện ở các mặt: Sản xuất gắn chặt với kinh doanh nhập khẩu: bên cạnh việc nhập khẩu hơn 500 nghìn tấn phân bón hop quy, phan bon hằng năm, công ty đã chú trọng đến việc phát triển sản xuất phân bón trong nước. Hiện nay công ty đã xây dựng được nhà máy sản xuất phân bón với công suất 200 nghìn tấn phân lân và 100 nghìn tấn NPK chất lượng cao ở Lào Cai. Tăng cường hợp tác mở rộng thị trường với nước ngoài và tổ chức hệ thống cung ứng phân bón: Công ty cổ phần Vật tư nông sản đã phối hợp với nhà cung cấp phân bón ka-li lớn nhất thế giới Belarusian Potash Company BPC, tổ chức gần 500 đại lý phân bón đưa thẳng tới nông dân, bảo đảm chất lượng, kịp thời vụ, giá cả hợp lý. Công ty đã từng bước khẳng định thương hiệu, uy tín, lòng tin của mình với hàng trăm bạn hàng trong nước và quốc tế. Từ kết quả sản xuất, kinh doanh phân bón phục vụ bà con nông dân của Công ty cổ phần Vật tư nông sản, xin kiến nghị một số vấn đề: Các ngân hàng thương mại cần tạo điều kiện về vốn vay cho các doanh nghiệp để sản xuất và nhập khẩu đủ phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Nhà máy phân đạm Phú Mỹ cần duy trì thường xuyên lưu kho ở mức thấp nhất 70 nghìn tấn u-rê để ổn định thị trường, phòng khi biến động cung cầu, thực hiện nghiêm quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã giao.. Tấn ĐứcVới năng lực sản xuất 980.000 tấn, dự kiến ngày 15.7 các thông tư mới chính thức ban hành. Sau sạ giống 8 - 10 ngày bón thúc đợt 1 lượng bón từ 4 - 5 kg/sào, hàng kém chất lượng hay kém an toàn vệ sinh thực phẩm.Luật Bảo vệ người tiêu dùng sắp được trình Chính phủ. Theo lãnh đạo Cục Quản lý QLTT, lượng phân u-rê sản xuất trong nước ngày càng tăng. Phân bón Con Công chuyên dùng cho các loại cây Cao su, thành phần chính của loại hàng này là cát nhuộm mầu đỏ.
Đồng thời, Hội còn tín chấp trả chậm 50% cho 14 hộ hội viên xã NTM Tân Hội mua 14 máy nông nghiệp trị giá 192 triệu đồng để phục vụ sản xuất.Khuynh Diệp. Lực lượng chức năng kiểm tra chất lượng phân bón trên thị trường. Ảnh: TTXVN Không những vậy, tại buổi tọa đàm do Báo Công Thương tổ chức ngày 2/10, nhiều nhận định cho thấy tình trạng nhiễu loạn giá bán phân bón, gây bức xúc trong bà con nông dân. Người trần mắt thịt Bỏ ra 42 triệu đồng để mua gần 3 tấn phân bón cho cây trồng có thêm năng suất, nhưng trớ trêu là gần 3 ha càphê của gia đình ông Đặng Thanh Nhàn, thôn 2, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đăk Nông sau khi được bón thúc đã bị rụng lá, quả héo non, cây chết dần. Ngay sau đó, ông đã làm đơn phản ánh đến nơi bán loại phân bón này là Công ty Cổ phần vật tư Tổng hợp và Phân bón hóa sinh Địa chỉ: Ấp 5, đường số 8, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh và nhận được lời giải thích của nhân viên công ty là hàng chậm tan. Ngay sau đó, công ty đã đền bù cho gia đình ông Dũng 120kg phân bón, trong đó chỉ có 20kg có nhãn hiệu của công ty, còn lại 100kg không có nhãn hiệu, coi như đã khắc phục hậu quả. Sau khi nhận được phản ánh, Chi cục Quản lý thị trường địa phương đã vào cuộc và xử phạt công ty này. Tuy nhiên, theo ông Nhàn, doanh nghiệp chỉ bị phạt 55 triệu đồng còn thiệt hại của gia đình ông phải bỏ ra cho diện tích càphê lên tới nửa tỷ đồng. Tiền mất tật mang, hậu quả thì nặng nề, không chỉ một vụ cây trồng mất mùa mà phải cần thêm 3 năm làm việc cật lực thì vườn càphê mới có thể phục hồi và cho hoa trái, chưa kể còn ảnh hưởng lâu dài đến thổ nhưỡng... Ông Nhàn buồn bã. Cùng chung cảnh ngộ, ông Nguyễn Đắc Tranh, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh cũng bỏ ra 4 triệu đồng để mua phân NPK về bón cho cây lúa, nhưng đau xót là ông cũng mua phải phân bón giả, nên sau một thời gian cây lúa cũng không phát triển. Ông Dũng cho hay, cả thôn có trên 300 hộ dân thì quá nửa các hộ đã mua phải phân bón giả của công ty này và hầu hết vụ mùa đó đều bị trắng tay. Nếu nhìn bằng mắt thường thì nông dân như chúng tôi không thể nhận biết được đâu là loại phân bón có chất lượng và kém chất lượng, bởi hiện nay công nghệ sản xuất phân bón rất hiện đại, ông Dũng bộc bạch. Dây chuyền sản xuất phân bón NPK Đầu Trâu cung cấp ra thị trường. Ảnh: TTXVN Không chỉ về chất lượng, tình trạng nhiễu loạn giá bán cũng là gánh nặng cho bà con nông dân. Theo phản ánh của ông Hoàng Quốc Việt, tại thị trường miền Tây Nam bộ, số lượng, chủng loại phân bón NPK rất đa dạng, tuy cùng một mặt hàng nhưng giá bán chênh lệch nhau khoảng 3.000 đồng/kg và người nông dân như lạc vào ma trận phân bón. Đã đến lúc doanh nghiệp lớn phải công bố giá từng vùng là bao nhiêu, thậm chí các thành viên hiệp hội phải ngồi lại với nhau để có thể đưa ra mức giá bán phù hợp, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường nhấn mạnh tại buổi tọa đàm. 5 bộ quản, thị trường vẫn nhiều loạn Số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục Quản lý thị trường Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm nay, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 350 vụ vi phạm về phân bón, thu hơn 700 tấn với những hành vi chủ yếu như vi phạm về đăng ký kinh doanh, hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên, vấn nạn phân bón giả vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Theo ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công Thương, phân bón giả và kém chất lượng đã là vấn nạn từ lây nay, tình trạng này xuất hiện ở 3 khâu là sản xuất chủ yếu là phân NPK và phân hữu cơ, lưu thông trên thị trường và nhập khẩu. Mặc dù đã có Nghị định xử phạt đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón giả nhưng ông Hà cho rằng, do mức xử phạt nhẹ nên không đủ chất răn đe. Ngoài ra, nhiều địa phương còn xuê xoa trong xử phạt, lực lượng thanh tra mỏng nên hoạt động hậu kiểm cũng chưa đạt như mong muốn nên tình trạng phân bón giả vẫn còn tồn tại, ông Phùng Hà nhấn mạnh. Theo quy định hiện hành, mặt hàng phân bón có tới 5 bộ quản lý và trách nhiệm chính thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, song ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng Phòng Thanh tra chuyên ngành, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đổ lỗi do lực lượng thanh tra còn quá mỏng, phải phối hợp với các ngành chức năng khác. Ngoài ra, phải thu mẫu để kiểm tra chờ đợi một thời gian mới có kết quả nên việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Với trường hợp hai hộ nông dân vừa nêu đã mua phải phân bón giả thì chúng tôi cũng rất 'áy náy.' Tuy nhiên, việc thanh kiểm tra là phải truy xuất từ nguồn gốc chứ không chỉ xử lý riêng đại lý, vì thế việc xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón chưa kịp thời, triệt để, ông Dũng nêu ý kiến. Để lập lại trật tự trên thị trường này, hiện Bộ Công Thương đã hoàn tất dự thảo nghị định về quản lý phân bón thay thế, Nghị định 113/2003/NĐ-CP và Nghị định 191/2007/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 113/2003/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó sẽ phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón, điều kiện để các tổ chức, cá nhân được cấp phép sản xuất phân bón như phải đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực; hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng phân bón... Theo lãnh đạo Cục Hóa chất, dự thảo về Nghị định mới về kinh doanh phân bón cũng kiến nghị đưa mặt hàng này là ngành kinh doanh có điều kiện nhằm khắc phục được những điều còn thiếu trong các văn bản trước, đó là phải có quy định cụ thể phân bón là gì, chất dinh dưỡng là gì, thế nào là phân bón giả… Ngoài ra, khi có nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý thì phải chỉ định cơ quan nào chịu trách nhiệm chính, cơ quan nào phối hợp; tổ chức đoàn thanh tra liên ngành duy nhất để tránh việc liên tục kiểm tra tại doanh nghiệp; đoàn thanh tra sau phải công nhận kết quả của đoàn trước, nếu nghi ngờ thì đưa ra trọng tài. [ Cần chế tài đủ mạnh để ổn định thị trường phân bón ] Trong khi chờ các biện pháp mạnh từ phía cơ quan chức năng, người nông dân vẫn rất cần những thông tin về chất lượng phân bón cũng như giá cả hợp lý để có thể bám ruộng, ổn định đời sống./. Bộ Công Thương cho biết mỗi năm Việt Nam cần khoảng 10 triệu tấn phân bón các loại cả vô cơ và hữu cơ, hiện nguồn sản xuất trong nước đáp ứng được khoảng 80%, còn lại phải nhập khẩu 20% và nguồn nhập khẩu chính vẫn từ Trung Quốc. 6 tháng đầu năm 2013, qua kiểm tra các doanh nghiệp phía Nam, Cục Quản lý thị trường đã phát hiện có doanh nghiệp trộn cả bột đá, đất sét, cao lanh vào để làm phân bón khiến hàm lượng chất dinh dưỡng kém, không đủ tiêu chuẩn cho cây trồng. Đáng buồn hơn, còn có cả thành viên trong Hiệp hội phân bón Việt Nam cũng có dấu hiệu vi phạm. Đức Duy Vietnam+. Tuy nhiên, vẫn còn 5 yếu tố có thể làm diễn biến thị trường phân bón thay đổi, đó là giá dầu thô đã phục hồi theo chiều hướng tăng, thế giới cắt giảm nguồn cung sản xuất, tỷ giá hối đoái đồng USD đang biến động mạnh dự báo tăng 3-5%, VN tăng thuế suất NK đối với một số loại phân bón và giá than nguyên liệu dùng để SX phân bón trong nước tăng.Theo khảo sát của cơ quan này, giá phân urê trong nước đang đứng giá ở mức 6.000-6.800 đồng/kg, DAP 11.000-13.000 đồng/kg, thậm chí tại Đồng Nai chỉ còn 7.700 đồng/kg. Phân SA tại Đồng Nai có giá 2.900 đồng/kg, Kali tại An Giang còn 10.800 đồng. Nhìn chung, giá phân bón bán lẻ trên thị trường đều có xu hướng giảm nhẹ trong những tuần gần đây.Được biết, trong 6 tháng đầu năm nay, VN đã NK 2,1 triệu tấn phân bón các loại với tổng kim ngạch 665 triệu USD, giảm 5% về lượng và 59,8% về giá trị so với cùng thời điểm năm 2008. Các chuyên gia đánh giá, giá phân bón hiện nay giảm chủ yếu là do giá phân bón trên thị trường thế giới giảm. Do đó, đã tác động lớn đến giá phân bón bán lẻ ở thị trường trong nước. Ngân hàng Hop quy, phan bon Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định nhu cầu và xây dựng phương án cung ứng ngoại tệ bảo đảm cho nhập khẩu phân bón, nhất là phân kali. Hiệp hội phân bón Việt Nam chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trong phát hiện, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng; kiến nghị các cơ quan chức năng các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu phân bón cho năm 2013. Đạm Phú Mỹ đến tay bà con nông dân. Tình hình thị trường mặt hàng phân bón trong nước tháng 11/2012 nhìn chung ổn định. Theo dự báo của Bộ Công Thương thì trong tháng 12, giá phân bón sẽ giữ ở mức ổn định, nguồn cung dồi dào, đảm bảo cho bà con nông dân yên tâm xuống giống vụ Đông Xuân. Giá phân bón trong nước hiện phổ biến ở mức: Ure 9.700-10.000 đồng/kg; kali 11.300-12.000 đồng/kg giảm 100 đồng/kg; DAP 14.000-14.300 đồng/kg ổn định so với tháng 10/2012; NPK từ 11.200-11.500 đồng/kg. Theo Tổng cục Hải quan, tháng 11 năm 2012 Việt Nam nhập khẩu khoảng 330.000 tấn phân bón, bằng 72,8% so với tháng 11 năm 2011. Ước thực hiện 11 tháng năm 2012, Việt Nam nhập khoảng 3,525 triệu tấn phân bón các loại. Loại phân bón nhập chủ yếu là phân DAP, kali. Tháng 11/2012, Việt Nam xuất khẩu khoảng 85.000 tấn phân bón, bằng 67,1% so với tháng 11 năm 2011. Ước thực hiện 11 tháng năm 2012, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,182 triệu tấn phân bón các loại, bằng 127% so với cùng kỳ năm 2011. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là phân urê. Với năng lực sản xuất hiện tại của các đơn vị sản xuất trong nước, lượng hàng tồn kho tới thời điểm đầu tháng 11 năm 2012 và kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp, lượng phân bón cung ứng trong thời gian tới sẽ đáp ứng đủ cho vụ Đông Xuân tại các tỉnh phía Nam trong tháng 12 năm 2012 và chuẩn bị cho vụ Đông Xuân tại các tỉnh phía Bắc vào đầu năm 2013. Dự báo, thị trường phân bón trong nước tháng 12/2012 sẽ sôi động hơn, giá phân bón tăng do nhu cầu phân bón cho vụ Đông Xuân tăng. Tuy nhiên, giá tăng không nhiều do nguồn cung dồi dào. Tháng này, dự kiến Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí sẽ cung cấp khoảng 70.000 tấn urê, Nhà máy Đạm Cà Mau cung cấp 60.000 tấn urê, Nhà máy Đạm Ninh Bình cung cấp khoảng 45.000 tấn ra thị trường. Tổng lượng phân urê sản xuất trong nước cùng với lượng tồn kho và nhập khẩu có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước. Dự báo, năm 2013 ngành Nông nghiệp nước ta cần khoảng 10,3 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó có 2,2 triệu tấn phân Urê, 850 ngàn tấn SA, 950 ngàn tấn Ka li, 900 ngàn tấn DAP, 3,8 triệu tấn NPK và 1,8 triệu tấn lân. Hiện nay sản xuất công nghiệp phân bón trong nước mới đáp ứng khoảng 78%, vẫn phải nhập khẩu 2,47 triệu tấn phân bón các loại. Đức Chính .. Đóng bao sản phẩm phân đạm u-rê tại Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất, kinh doanh SXKD phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn hết sức nhức nhối thời gian qua, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Nhiều vi phạm về chất lượng Hiện nước ta có khoảng 300 cơ sở sản xuất phân bón, trong đó có một số doanh nghiệp DN có năng lực sản xuất tương đối lớn. Từ chỗ phải nhập khẩu gần 60%, đến nay nước ta đã chủ động được nguồn cung phân u-rê, phát triển những loại phân bón mới như DAP, ka-li... Do năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu đối với các loại phân bón SA, ka-li và một phần DAP cho nên cả nước vẫn phải nhập khẩu khoảng 2,3 triệu tấn phân bón, chủ yếu là các loại nêu trên để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do phân bón chưa được quy định là mặt hàng SXKD có điều kiện, có giấy chứng nhận hoặc giấy phép, do vậy nhiều cơ sở nhỏ lẻ chưa có đủ các điều kiện cần thiết, chất lượng sản phẩm kém vẫn có thể tham gia SXKD. Hậu quả là tình trạng SXKD phân bón giả, phân bón kém chất lượng, làm hàng nhái đang trở thành vấn đề nhức nhối, gây thiệt hại cho bà con nông dân, nhất là ở những địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các địa phương đều phát hiện phân bón kém chất lượng với tỷ lệ rất cao. Điển hình như, gần đây xuất hiện phân bón dạng lỏng dùng cho cây chè ở Yên Bái gây nguy hại tới môi trường hay lực lượng quản lý thị trường QLTT ở đây bắt giữ 200 tấn phân đạm kém chất lượng; vụ việc phân bón giả hoành hành ở đồng bằng sông Cửu Long, làm chết nhiều héc-ta cây cao-su, hồ tiêu ở Tây Nguyên... Một số cơ sở ở Bình Thuận, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh làm phân bón kém chất lượng và nhái nhãn hiệu của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao. Phân bón nhập khẩu cũng bị làm giả và nhái bao bì phân ka-li của các Công ty CP Xuất nhập khẩu Hà Anh, Công ty Xuất nhập khẩu Vinacam... Sản phẩm phân bón thiếu hàm lượng chất dinh dưỡng, có chỉ tiêu dinh dưỡng thấp giảm tới 80% đang ở mức lo ngại. Nhiều nhà sản xuất không chấp hành tốt các quy định của pháp luật, cố tình đưa ra thị trường những mặt hàng phân bón kém chất lượng. Số tiền người dân thiệt hại do sử dụng phân bón giả và kém chất lượng lên tới nhiều tỷ đồng. Chỉ trong quý I-2013, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 215 vụ, trong đó đã xử lý 82 vụ, tịch thu 81 tấn phân bón các loại, tiêu hủy số hàng trị giá 253 triệu đồng. Theo Cục Hóa chất Bộ Công thương, để có tên trong Danh mục phân bón, cần phải qua 13 thủ tục hành chính khác nhau, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp và công tác quản lý, vừa tốn kém, vừa mất thời gian khảo nghiệm, gây khó khăn cho việc tra cứu, không thực hiện được việc truy xuất nguồn gốc, dẫn tới hiệu quả quản lý thấp. Việc quản lý phân bón theo hình thức "Danh mục phân bón" không còn phù hợp nhu cầu phát triển của thực tế sản xuất và xu hướng hội nhập quốc tế. Hiện nay có hai bộ cùng tham gia quản lý nhà nước về phân bón là Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuy nhiên chưa phân định rõ bộ nào chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ. Do vậy, chưa có cơ quan nào thật sự nắm vững về các hoạt động SXKD, xuất nhập khẩu phân bón. Việc quản lý còn phân tán, chồng chéo, chưa hiệu quả. Ở cấp địa phương, cơ quan quản lý còn thiếu cán bộ, trang thiết bị phân tích, kinh phí... Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Đình Hạc Thúy cho chúng tôi biết, mặc dù Nhà nước đã ban hành sáu văn bản luật và nghị định của Quốc hội, Chính phủ, tám thông tư của hai bộ cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, song tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng, nhái nhãn mác chưa hề giảm. Để đối phó các lực lượng chức năng, nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân SXKD phân bón đã có những hành vi, biến tướng mới, như chia nhỏ lẻ, sản xuất bí mật, thay đổi địa bàn, ém hàng ở vùng sâu, vùng vắng người. Hay sản xuất một nơi, hóa đơn một nẻo. Nghiêm trọng nhất là tình trạng nhái nhãn mác trộn bột gạch, cao lanh, đất sét các loại phân bón nhập khẩu đắt tiền như ka-li, DAP... Từ cửa khẩu đến thị trường nội địa. Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do hệ thống thanh tra chuyên ngành chưa được thiết lập, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động SXKD phân bón nhưng còn nhiều hành vi vi phạm chưa được thể hiện cho nên việc xử lý vẫn phải dựa vào Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Nhiều vụ đã bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ nhưng mới chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính, không đủ sức răn đe. Siết chặt quản lý chất lượng Từ thực tế cho thấy, việc ban hành Nghị định về quản lý phân bón mới thay thế Nghị định 113/2003/NĐ-CP và Nghị định 191/2007/NĐ-CP là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn đối với công tác quản lý nhà nước về phân bón. Bộ Công thương đã được Chính phủ giao soạn thảo và đang hoàn thiện nghị định mới thay thế các nghị định nêu trên. Theo đó, các đơn vị sản xuất phân bón sẽ phải đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, hệ thống quản lý bảo đảm chất lượng phân bón, đồng thời sẽ loại bỏ được những đơn vị yếu kém, không đủ điều kiện sản xuất hay sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Việc quy định chi tiết điều kiện sản xuất đối với các tổ chức, cá nhân SXKD, xuất nhập khẩu phân bón sẽ tạo thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, phân loại, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm. Chính vì vậy, Chính phủ cần sớm ban hành nghị định này để công tác quản lý phân bón phù hợp tình hình mới. Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Đình Hạc Thúy cho rằng, nghị định mới chắc chắn sẽ hạn chế được tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, nhái các thương hiệu uy tín... Tuy nhiên, nếu các lực lượng chức năng không quyết liệt vào cuộc thì khó kiểm soát được chất lượng phân bón trên thị trường. Để hạn chế tình trạng trên, Cục QLTT và lực lượng QLTT cả nước đang tăng cường công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo sát biến động của hệ thống các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ phân bón trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung số liệu thống kê, kịp thời xử lý các vi phạm. Trong đó, tăng cường kiểm soát chất lượng phân bón lưu thông trên thị trường; kiểm soát hoạt động sản xuất phân bón, nhất là những loại phân bón có công nghệ sản xuất tương đối đơn giản như NPK thông qua việc sửa đổi Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh phân bón. Cần đưa phân bón vào diện mặt hàng kinh doanh có điều kiện trong Nghị định về quản lý phân bón. Cục QLTT cũng kiến nghị, đối với các vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý, ngoài hình thức phạt tiền là chính thì cần bổ sung hình thức "tịch thu hàng giả" và phải có biện pháp khắc phục hậu quả trong việc xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là đối với bà con nông dân, vùng sâu, vùng xa... Để người dân có điều kiện tham gia ngăn chặn, chống hành vi vi phạm trong kinh doanh phân bón. Trong khi đó, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí CTCP kiến nghị, QLTT cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng phân bón nhập khẩu tiểu ngạch tại biên giới phía bắc. Trong điều kiện cung phân bón vô cơ đã đáp ứng và vượt cầu như hiện nay thì các cơ quan chức năng cần chủ động điều tiết cung cầu bằng cách hạn chế hàng nhập khẩu, nhất là những mặt hàng thẩm lậu qua biên giới không thể giám sát và kiểm tra được chất lượng. Đồng thời, các cơ quan chức năng có chính sách khuyến khích nhà sản xuất tổ chức hoàn thiện kênh phân phối để nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp các cơ quan quản lý và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo Cục Trồng trọt, phân bón là loại hàng hóa đặc thù, khi xét các điều kiện về vi phạm chất lượng và đề ra các chế tài xử lý, xử phạt cần có những quy định đặc thù riêng. Phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, tăng độ màu mỡ cho đất, nhưng trái lại cũng có thể gây tác động xấu môi trường. Do vậy, cần thiết phải đưa phân bón vào nhóm mặt hàng SXKD có điều kiện để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát. Đối với hệ thống phân tích chất lượng phân bón, Cục Trồng trọt kiến nghị cần đầu tư trọng điểm cho một số phòng thí nghiệm phân tích tại một số vùng kinh tế chính trên cả nước. Hình thành hệ thống giám định chất lượng có chức năng kiểm tra, giám sát, đánh giá khả năng phân tích chất lượng phân bón của các phòng phân tích khác. Chính phủ cần dành một khoản ngân sách cấp thường xuyên cho việc lấy mẫu phân bón kiểm tra, phân tích, đánh giá, tổ chức tập huấn về phương pháp, rút kinh nghiệm trên toàn quốc và từng vùng. Một giải pháp quan trọng khác mà nhiều cơ quan, đơn vị thống nhất cao là cần có các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực của hệ thống phân phối phân bón để lưu thông được thông suốt từ khâu sản xuất, nhập khẩu đến người nông dân, tránh sự chồng chéo và giảm những chi phí trung gian không cần thiết. Theo ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, điều cần thiết hiện nay là củng cố hệ thống phân phối phân bón, giảm bớt khâu trung gian, giảm cầu cấp, đưa thẳng phân bón từ nhà sản xuất tới nông dân, cũng là góp phần hạn chế tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng. THANH TRẦN. PVFCCo là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón và hóa chất, và cũng là một trong những doanh nghiệp luôn đi đầu trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội. Kể từ khi thành lập tới nay, PVFCCo đã dành hơn 600 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng nhà đại đoàn kết, cứu trợ nhân đạo và đền ơn đáp nghĩa.Dưới đây là một số hình ảnh TCty Phân bón và Hóa chất Dầu Khí PVFCCo tặng phân bón cho bà con nông dân gặp khó khăn tại khu vực ĐBSCL: Hồng Minh Email Print. Thùy Dung Quang cảnh Hội thảo quốc gia về phân bón - Ảnh: Thùy Dung Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị quốc gia về Quản lý phân bón và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững diễn ra sáng nay, 18-6, tại Hà Nội. Tràn lan phân bón giả… Theo ông hop quy, phan bon Đỗ Thanh Lam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, cho hay riêng trong năm 2013 lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 4.689 vụ, phát hiện và xử lý 1.483 vụ vi phạm tịch thu 813.881 kg, 11.830 gói và 1.665 chai phân bón các loại. Trong đó, phân bón giả, phân bón kém chất lượng được lực lượng quản lý thị trường phát hiện nhiều nhất tại An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang chiếm 84,1% vụ vi phạm kém chất lượng và 80% vụ vi phạm phân bón giả trên cả nước. Riêng quý I-2014, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện 88 vụ vi phạm, tịch thu 88.642 kg và 153 lọ, chai phân bón giả kém chất lượng, quá hạn sử dụng, phân bón lậu… Ông Nguyễn Hạc Thúy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho hay phân bón giả, kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng tới nhà sản xuất chân chính mà nghiêm trọng hơn còn khiến cho cây trồng chậm phát triển, năng suất giảm, gây tổn thất nặng nề cho bà con nông dân mà các tính toán gần đây cho thấy, con số thiệt hại do phân bón giả kém chất lượng, sử dụng không hiệu quả phân bón có thể lên tới con số 2 tỉ đô la Mỹ/năm. Việc thanh tra, kiểm soát phân bón giả cũng không hề đơn giản. Theo ông Đỗ Thanh Lam bằng mắt thường không thể phân biệt được phân bón giả, kém chất lượng. Trong khi máy móc hỗ trợ nhận biết còn thiếu, chi phí mua mẫu kiểm tra cao trong khi lực lượng quản lý thị trường còn rất mỏng dẫn tới nhiều hạn chế, khó khăn. Theo ông Nguyễn Duy Khuyến, Tổng giám đốc Công ty Super Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, để quản lý nạn phân bón giả cần có quy định cấp phép cho các cơ sở sản xuất phân bón với quy định rõ ràng, như phải có đầy đủ thiết bị, công nghệ, đội ngũ cán bộ công nhân, phòng thí nghiệm…Cần quản lý tận gốc những nơi sản xuất phân bón vì nếu họ đầu tư bài bản thì sẽ đưa ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Trước đây việc cấp phép quá đơn giản, nhiều nơi chỉ có quốc xẻng, lò chõ thôi là sản xuất được phân bón rồi” – ông Khuyến nói. Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Gia Tường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho hay hiện tại trong nước có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất phân bón với hàng nghìn chủng loại sản phẩm khác nhau. Trong đó khoảng 10% doanh nghiệp có quy mô sản xuất tương đối lớn, công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại, hàng năm sản xuất khoảng 90% phân bón của cả nước. Khoảng 90% còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ sản xuất đơn giản và sản xuất thủ công là chính. Cơ cấu này đạt sự phát triển về số lượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng cũng làm đau đầu các nhà quản lý, làm ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp khác và làm thiệt hại lợi ích của nông dân khi mà rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón” – ông Tường nói. Quá phụ thuộc phân bón Trung Quốc Tại Hội thảo ông Nguyễn Gia Tường còn nêu một nghịch lý trong ngành sản xuất phân bón hiện nay là mặc dù đã đáp ứng được 100% nhu cầu về phân ure, phân lân chế biến, phân NPK nhưng các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam vẫn chịu tác động lớn và khó cạnh tranh với phân bón nhập khẩu đặc biệt là phân bón từ Trung Quốc. Hiện nay phân bón DAP cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với phân DAP nhập khẩu, đặc biệt theo đường tiểu ngạch với Trung Quốc. Hình thức nhập này rất khó kiểm soát về chất lượng và thuế nên tình trạng gian lận thương mại, trà trộn phân DAP chất lượng thấp cạnh tranh không bình đẳng với DAP sản xuất trong nước” – ông Tường nói. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón 5 tháng đầu năm 2014 đạt 1,31 triệu tấn, trị giá 405 triệu đô la Mỹ, giảm 14,9% về lượng và giảm 35,8% về giá trị so với năm 2013. Trong đó, nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm tới gần 50% kim ngạch nhập khẩu. Ông Tường đề nghị nhà nước xây dựng và triển khai ngay các chính sách hạn chế nhập khẩu và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phân bón, đặc biệt là từ Trung Quốc như tạm dừng hoạt động nhập khẩu phân bón biên mậu; tăng thuế xuất nhập khẩu phân bón lên mức cao nhất theo cam kết thương mại ký giữa Việt Nam và các nước. Đồng thời tăng các biện pháp quản lý thị trường phân bón trong nước đặc biệt đối với phân bón nhập khẩu. Hàng trăm tấn phân bón giả Từ lời khai ban đầu của các đối tượng, sáng 23-6 lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở số C4/20D ấp 3 đường Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Đây là nơi hoàn tất công đoạn đóng bao có mẫu mã bắt mắt như ngoài bao bì quảng cáo nhập khẩu từ Israel, Công ty cổ phần Vinacam...” để lừa nông dân. Không những thế, lần theo các hóa đơn, chứng từ cơ quan chức năng xác định đã có một lượng lớn phân bón giả đã được tung ra thị trường. Theo đó, những nơi sản phẩm phân bón giả này được đưa về nhiều nhất là các tỉnh Đăk Lăk, Đồng Nai và một số đại lý trên địa bàn TPHCM. Chỉ riêng tại kho C4/20D ấp 3 cơ quan chức năng đã phát hiện khối lượng phân bón giả ước tính gần 328 tấn. Bao bì nhái các thương hiệu lớn ảnh nhỏ Ông Lý Ngọc Thắng - Đội trưởng 3A Chi cục QLTT TPHCM cho biết, hiện đã triệt phá được 3 ổ liên quan đến việc làm phân bón giả. Hàng chục chiến sĩ Đội 3A đã liên tục làm việc tại 3 điểm ở quận Bình Tân, Tân Phú, Q11 phát hiện được tổng cộng trên 550 tấn phân bón giả các loại. Tuy nhiên, đây chưa phải là con số cuối cùng. Hiện cơ quan QLTT và PC15 tiếp tục khẩn trương điều tra vụ làm phân bón giả nói trên để làm cơ sở xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Trước mắt, toàn bộ số hàng sẽ bị tạm giữ để điều tra làm rõ.
II. Chứng nhận hợp quy phân bón Giải pháp bình ổn hợp quy thị trường phân bón
.Trước hết, Bình Điền coi công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và mang tính chủ động với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ đầu chứ không để xảy ra rồi mới lo giải quyết. Với chiến lược sản phẩm dẫn đầu, phân bón Đầu Trâu luôn đi đầu về mặt công nghệ và mang tính sáng tạo cao, lại luôn đổi mới nên các đối tượng làm giả, làm nhái cũng không dễ làm được. Bài học kinh nghiệm 1- Chủ động và thực sự coi trọng công tác chống hàng giả, hàng nhái.2- Có chiến lược sản phẩm vượt trội, luôn dẫn đầu trên thị trường.3- Phối hợp thật tốt với các cơ quan quản lý nhà nước và với nông dân trong công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.Cụ thể, khi thị trường còn đang là NPK 5-10-3-G cấp thấp thì Bình Điền đã ra đời NPK 14-8-6 vượt trội hơn. Khi thị trường còn đang là cao điểm NPK 16-16-8-13S, Bình Điền đã tiên phong bằng NPK 20-20-15. Khi thị trường chấp nhận NPK 20-20-15 thì cũng là lúc Bình Điền vững bước với các dòng Đầu Trâu chuyên dùng và NPK+TE, hiện nay là Đầu Trâu AGROTAIN và NPK+TE+AGROTAIN tiên tiến. Chính sự vượt trội về bí quyết sản phẩm này mà trên thị trường rất ít khi phát hiện phân bón Đầu Trâu giả hay nhái.Cùng với chiến lược sản phẩm vượt trội, Bình Điền luôn sát cánh kề vai với nông dân, tổ chức hàng ngàn buổi tập huấn kỹ thuật nhằm trang bị cho nông dân các kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp và phân bón. Bình Điền cũng phát tặng hàng triệu tờ rơi, cẩm nang và cùng nông dân thực hiện hàng ngàn mô hình trình diễn. Chính những việc làm này đã giúp nâng cao kiến thức và hiểu biết cho nông dân, giúp nông dân trở thành những chủ thể chống hàng giả, hàng nhái hiệu quả nhất. Hiện nay rất nhiều nông dân ở nhiều vùng đã biết phân biệt được phân bón thật, giả hay phân nhái, phân kém chất lượng, góp phần ngăn chặn và hạn chế tình trạng phân giả, phân kém chất lượng trên thị trường.Phân bón Bình Điền cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý như cục trồng trọt và các địa phương tổ chức nhiều lớp huấn luyện, đào tạo về lấy mẫu kiểm tra phân bón, thanh kiểm tra phân bón… Những việc làm này cũng góp phần nâng cao năng lực chống phân bón giả, phân bón kém chất lượng cho các cán bộ quản lý và góp phần đẩy lùi hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.XUÂN HẠ. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Cục Quản lý Thị trường đã tiến hành kiểm tra 1057 vụ, phát hiện xử lý 258 vụ sản xuất kinh doanh phân bón giả, với số tiền xử phạt là hơn 3,9 tỷ ảnh: baocongthuong. Phải thừa nhận, nông nghiệp thế giới không thể tăng 4 lần sản lượng trong 50 năm qua nếu không có phân hóa học và phân hóa học đã trở thành một trong các yếu tố cơ bản để nâng mức sống ở các nước văn minh. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân hóa học không hợp lý sẽ vừa gây lãng phí, thậm chí để lại những hệ lụy khó lường. Sử dụng phân bón đúng cách giúp tăng năng suất cây trồng 45-50% THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN Theo số liệu của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, Tổ chức Nông lương thế giới FAO và Ban Lúa gạo quốc tế IRC tổng kết, bón phân đồng bộ và cân đối có thể tăng năng suất cây trồng từ 45-50%. Ở VN, hiệu suất sử dụng phân bón chỉ vào khoảng 35-40%, nghĩa là chỉ có khoảng 35-40% lượng phân bón cây trồng sử dụng được, còn lại 60-65% bị mất đi. Có thể làm một bài toán như sau, nhu cầu sử dụng phân bón của nước ta năm 2010 là 8,9 triệu tấn, như vậy lượng mất đi vào khoảng 5,3-5,7 triệu tấn, chưa kể những hệ lụy gây ra cho cuộc sống con người và môi trường. Vậy, làm thế nào để tăng hiệu quả sử dụng phân bón trong SX nông nghiệp? Đầu tiên, phải tạo cho nông dân thói quen nhận thức mới về phân bón và các chất dinh dưỡng. Trước đây, ta thường lấy chỉ tiêu hàm lượng 3 chất dinh dưỡng chính là đạm N, lân P2O5, kali K2O để đánh giá chất lượng phân bón. Trong nhiều năm, chúng ta chỉ khuyến cáo nông dân bón đủ 3 chất dinh dưỡng N,P,K cho cây trồng cùng với phân hữu cơ. Song việc sử dụng các loại phân hữu cơ ngày càng ít được coi trọng và nông dân coi việc sử dụng phân hóa học như biện pháp cứu cánh để đạt năng suất cao, đã gây nên sự mất cân bằng các chất trong đất, làm cho đất cạn kiệt, chai cứng... Đến một lúc nào đó, lượng phân bón tăng lên rất lớn nhưng năng suất cây trồng không tăng, thậm chí giảm, đồng thời gây ra bao hệ lụy khác như hiện tượng lốp đổ, cháy lá, đạo ôn, khô vằn, sâu bệnh... Làm giảm năng suất và chất lượng nông sản, gây ô nhiễm môi trường. Ngày nay, mọi người đã biết 3 chất trên không phải là tất cả, khoa học đã chứng minh, có đến 16 nguyên tố được coi là chất dinh dưỡng tác động đến đời sống, sự sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Mỗi chất có một tác dụng khác nhau và sự thiếu hụt bất cứ chất nào cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tật và suy giảm năng suất. Trong đó, ngoài các chất đa lượng như đạm N, lân P, kali K, còn có ít nhất 13 chất trung và vi lượng rất cần thiết khác như canxi CaO, magie MgO, silic SiO2, lưu huỳnh S, đồng Cu, Bo B, kẽm Zn… Từ nhận thức mới này, rõ ràng sự sinh trưởng và phát triển, cuối cùng là năng suất của cây trồng không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào 3 nguyên tố N, P, K mà phụ thuộc vào 16 nguyên tố trên với các tác động qua lại phức tạp. BÓN PHÂN CÂN ĐỐI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỚI 50% Nhà bác học người Đức, ông Liebig vào năm 1884 đã phát hiện ra cơ sở để xác định được sự cân đối dinh dưỡng với một loại cây trồng chính là định luật tối thiểu. Nội dung định luật này có thể tóm tắt là: Tất cả các loại đất đều có chứa một nguyên tố với khối lượng lớn và một hay vài yếu tố với lượng ít hoặc rất ít và chính các yếu tố tối thiểu này sẽ quyết định năng suất. Bất cứ một chất nào trong 16 dinh dưỡng cần hop quy, phan bon cho cây trồng dù chỉ thiếu với lượng nhỏ nhất cũng sẽ hạn chế sự sinh trưởng của cây. Chính vì vậy, nên sử dụng loại phân bón cùng lúc cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng trên. Đất nông nghiệp canh tác tại VN hầu hết là đất chua trên 80%, vùng ven biển đất bị nhiễm phèn, mặn, còn lại là địa hình đồi dốc dễ bị xói mòn. Hầu hết các loại phân hóa học đều chứa gốc axit, khi bón xuống ruộng làm cho đất bị chua thêm. Để khử độ chua cho đất ta thường khuyến cáo nông dân bón thêm vôi; điều này sẽ làm tăng chi phí bón phân, đặc biệt khi bón vôi cùng phân bón sẽ gây các phản ứng phụ làm mất dinh dưỡng, giảm hiệu quả của phân. VN là nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, nắng lắm mưa nhiều, đồng ruộng trũng bị ngập nước, phần đồi dốc phân dễ bị bay hơi và bị rửa trôi. Để tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng trong phân bón, rất cần những loại phân chậm hoặc không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường axit do rễ cây tiết ra; như vậy loại bỏ được hiện tượng dinh dưỡng bị cố định và rửa trôi, hiệu quả sử dụng có thể tăng lên đến trên 90%. Bên cạnh đó, chất lượng nông sản phụ thuộc rất lớn vào việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng có đầy đủ và cân đối hay không. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bón phân cân đối làm tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc, tăng hàm lượng các vitamin trong rau và hoa quả, tăng hàm lượng đường trong mía và làm hình dáng, màu sắc nông sản hấp dẫn hơn. Phân lân Văn Điển là loại phân khoáng tự nhiên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đồng đất nước ta, với thành phần chủ yếu là Ca2 PO42 nên Văn Điển không phải là phân hóa học, không tan trong nước, chỉ tan được trong môi trường axit do rễ cây tiết ra nên không bị rửa trôi, không gây ô nhiễm môi trường nên thích hợp với việc canh tác nông sản sạch, nông sản hữu cơ. Đặc biệt, phân bón Văn Điển có tính kiềm, pH = 8-8,5 nên có tác dụng khử chua, rất thích hợp với ruộng chua, mặn phèn, đất đồi núi bạc màu ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ… phân lân nung chảy như của Văn Điển được liệt vào danh mục phân khoáng thiên nhiên thân thiện môi trường Friendly Environment và nhập khẩu nhiều dùng trong canh tác nông sản hữu cơ. Cty CP Phân lân Văn Điển đang cung cấp cho thị trường trên 60 loại phân bón chuyên dùng cho từng loại đất, từng loại cây trồng theo từng thời điểm sinh trưởng. Sản phẩm phân chuyên dùng Văn điển SX trên nền lân Văn Điển đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng cung cấp đồng thời, cân đối cho cây trồng. Lân Văn Điển là loại phân khoáng thiên nhiên không phải là phân hóa học nên thích hợp với việc canh tác nông sản sạch theo VietGAP, Global GAP. Phân bón Văn Điển có mặt đầy đủ 16 chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K, trung lượng S, Mg,Ca, Si và các chất vi lượng như Fe, Mn, Cu, Zn Mo, Co, B… Tổng thành phần dinh dưỡng lên đến trên 95% và đều không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên không bị rửa trôi, cung cấp cùng một lúc đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng một cách cân đối, nên hạn chế được sâu bệnh, lốp đổ; tiết kiệm chi phí do không phải sử dụng thuốc BVTV, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ nguồn nước, không gây ô nhiễm môi trường. Mỗi yếu tố trong phân lân Văn điển đều có tác dụng tăng độ phì rất cao. Từng chất dinh dưỡng của phân FMP đều không tan trong nước nhưng lại tan tốt trong axít yếu, trong đất hoặc do rễ cây tiết ra. Chính vì vậy, phân lân Văn Điển rất tiện lợi trong việc sử dụng và có thể dự trữ được lâu vì phân không hút ẩm, không biến chất ngay cả khi bị ẩm hay bị nung nóng dưới 500 độ C nên khi bón nó nằm trong đất và vẫn tiếp tục cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Trong khi các loại phân khác dễ hòa tan trong nước như supe photphat, photphat amon hiệu quả ngay nhưng dễ dàng bị nhôm trong đất cố định lại nên bị mất hiệu lực nhanh. : Tác giả hiện là TGĐ Cty CP Phân lân Văn Điển. Hiệp hội này cũng cho biết, tính đến 30/3/2010, lượng phân urê phục vụ hè thu là 576.000 tấn. Dự kiến, đến tháng 4, sản xuất trong nước sẽ có thêm 85.000 tấn, nâng tổng số lượng urê lên 661.000 tấn. Lượng phân DAP đến cuối tháng 3 sẽ đạt 128.000 tấn, phân SA là 150.000 tấn và kali là 190.000 tấn. Ngoài ra còn có các loại super lân, phân lân nung chảy, phân NPK và phân vi sinh-hữu cơ.Trên thị trường quốc tế, dự báo có thể xảy ra một đột biến lớn, ngắn về giá phân bón. Thực tế, các loại phân bón đã tăng trong quý 1/2010. Dự báo giá một số loại còn tiếp tục tăng trong thời gian gần. Giá sulphur tăng cao kéo theo giá DAP sẽ tăng trong tháng 4-5/2010. Cho đến tháng 6, giá DAP mới cải thiện do Trung Quốc, Australia có hàng xuất và có thêm nhà máy mới. Mới đây, tại Hội nghị Phân bón cho vụ hè thu 2010, ông Lê Quốc Phong, Phó chủ tịch Hiệp hội phân bón nhấn mạnh: Giá phân bón hiện nay chưa tăng vì chưa vào vụ. Tuy nhiên, với tình hình giá than, điện tăng dự báo giá sẽ tăng khi nông dân vào vụ sản xuất”. Năm 2009, các doanh nghiệp ngành phân bón đã thực hiện bình ổn giá thì năm nay càng cần thiết. Với tư cách là Giám đốc Công ty Phân bón Bình Điền, ông Phong khẳng định: Công ty cam kết giữ giá phân bón cho đến hết vụ sản xuất”. Còn trên cương vị Phó chủ tịch Hiệp hội, ông kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành cân đối mức giá hợp lý cho nông dân. Quanh vấn đề bình ổn giá phân bón, doanh nghiệp cho rằng, năm nay nhiều khó khăn hơn năm trước như lãi suất ngân hàng tăng cao, giá điện, than tăng nhưng yêu cầu đầu ra không tăng là khó cho doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Ngọ, Phó chủ tịch Hiệp hội nói, nhiều mặt hàng khác được xét hỗ trợ bình ổn giá thì phân bón cũng cần thiết được xem xét. Bà kiến nghị: Việc bình ổn giá cần tính đến chuyện giảm lãi suất vay ngân hàng. Không thể chấp nhận được mức lãi suất 18-20%”. Một doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, một mặt phải cố gắng dự trữ phân bón cho vụ hè thu nhằm giữ ổn định giá, mặt khác, thị trường phân bón tại đây đang bị đóng băng” chưa tiêu thụ được. Do Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu... Đang bị mặn xâm nhập nên nhiều diện tích vụ hè thu phải xạ lại. Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết sẽ có cuộc họp với các Bộ Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhà sản xuất về giá phân bón sao cho phù hợp. Về lâu dài, Hiệp hội cũng đề nghị các nhà sản xuất cần nghiên cứu dần chuyển đổi công nghệ sản xuất NPK để đỡ về kho bãi, vận chuyển, công lao động, chi phí và góp phần bảo vệ môi trường. Hiện nhiều nước đã chuyển từ công nghệ tạo hạt hơi nước sang công nghệ lò cao, từ công nghệ lò cao sang công nghệ tạo hạt hợp lý hóa học. NPK sản xuất theo công nghệ này cho chất lượng cao, hợp lý hóa đất và cây trồng tối ưu, cho năng suất cao. Một xu thế khác mà thế giới đang chuyển hướng sử dụng là phân hữu cơ, phân vi sinh. Hiện một số doanh nghiệp trong nước phát triển tốt sản phẩm này. Thuận lợi là nguyên liệu có nhiều. Đại diện Hiệp hội Phân bón cũng kiến nghị phát triển phân lân nung chảy. Năm 2008, Hiệp hội đã kiến nghị phát triển phân lân nung chảy thêm 1 triệu tấn vì hiện đang khan hiếm. Trong nước mới có Công ty Văn Điển, Ninh Bình công suất 600.000 tấn và có kế hoạch phát triển thêm 200.000 tấn, Công ty Super Lâm Thao là 300.000 tấn...Loại phân này có thể đáp ứng cho cơ cấu phân bón phục vụ nông nghiệp trong nước và một phần xuất khẩu. Nhưng việc tuyên truyền, tiếp thị chưa bài bản nên việc sử dụng còn hạn chế. Theo đó, Hiệp hội đề nghị trước mắt nên phát triển loại phân này đến 1,5 triệu tấn từ năm 2010 -2015.
+ Trao đổi với chúng tôi, ông Phùng Hà - Cục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công thương cho biết, ngày 27/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón thay thế cho Nghị định 113 và Nghị định 191 sửa đổi. Việc ra đời Nghị định mới này được hứa hẹn sẽ đủ kín kẽ, pháp lí, cơ bản kiểm soát được ngành phân bón. Hiện nay, Bộ Công thương đang gấp rút soạn thảo Thông tư hướng dẫn và Quy định xử phạt về lĩnh vực phân bón, dự kiến khoảng giữa năm 2014 sẽ có thể tiến hành áp dụng. Như vậy, các DN phân bón và nông dân vẫn phải chờ ít nhất 6 tháng nữa mới thẩm định” được Nghị định rất được trông đợi này phát huy hiệu quả tới đâu. + Nhờ sự nỗ lực của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên công ty cộng việc đi trước đón đầu, san sẻ lượng urê cho hệ thống khách hàng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, ĐBSCL và những đối tác nước ngoài từ 3 năm trước nên mặc dù nằm sát thị trường urê Trung Quốc, nhưng năm 2013 Cty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc vẫn cơ bản đảm bảo kế hoạch SX-KD mà Vinachem giao phó cũng như sẵn sàng khâu thị trường tiêu thụ bởi cuối năm 2014, công suất Nhà máy Đạm Hà Bắc sẽ nâng lên trên 500.000 tấn/năm”, ông Nguyễn Đức Ninh - PTGĐ Cty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc chia sẻ. Diễn giả: GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường ĐH Cần Thơ; PGS.TS Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; ThS Phan Văn Tâm, Cty CP Phân bón Bình Điền Từ lâu các nhà khoa học đã khuyến cáo bón phân cho cây trồng phải đảm bảo 4 yêu cầu: Đúng lúc, đúng cách, đúng loại phân và đúng liều lượng; hay còn được gọi là phương pháp 4 đúng”. Nguyên lý trên được áp dụng cho tất cả cây trồng, các loại đất cũng như các điều kiện khác nhau. Nhưng việc vận dụng cho từng thửa ruộng, điều kiện cụ thể thì nông dân cần có kiến thức và kinh nghiệm. Một số kiến thức căn bản Đầu tiên là điều kiện thổ nhưỡng. Mỗi loại đất có đặc tính khác nhau nên việc sử dụng phân trên từng loại đất cũng phải thay đổi cho phù hợp. ĐBSCL có các nhóm đất chính gồm: - Đất phù sa sông 1,2 triệu ha: Tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL. Có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền đất này và hiệu quả phân bón càng cao nếu có hàm lượng phân đạm cao. - Đất phèn 1,6 triệu ha: Đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân. Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau. Muốn trồng trọt có hiệu quả thì việc xây dựng các công trình thủy lợi để xố phèn, rửa phèn và ém phèn cần được ưu tiên hàng đầu, sau đó việc dùng vôi, lân để hạ phèn thì việc bón các phân khác mới có hiệu quả. - Đất nhiễm mặn 0,75 triệu ha là đất thuộc loại khó khăn nhất. Để hạn chế tác hại của mặn cần dùng phân bón có kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây từ đó hạn chế sự hấp thu Na+; Bón một số dạng phân có chứa Ca++ như CaO, CaCO 3 , CaSO 4 , CaNO 3 2 để điều chỉnh thẩm thấu, gia tăng khả năng hút nước của cây. Ưu tiên sử dụng phân đạm gốc amon NH4+ và dạng phân lân dễ tiêu như super lân, lân trong DAP, MAP, MKP... Để hạn chế sự thu hút các ion Cl-. Sử dụng phân bón chứa silic thúc đẩy quang hợp. Đặc biệt phân bón lá sẽ phát huy tác dụng cao khi việc hấp thu theo đường rễ bị hạn chế. - Các loại đất khác 0,35 triệu ha: Gồm đất than bùn vùng rừng U Minh, đất xám trên phù sa cổ cực bắc của ĐBSCL và đất đồi núi phía Tây Bắc ĐBSCL. Nhóm đất này đều nghèo kali, trong khi đó nên cần tăng lượng kali, nhất là thời điểm trước khi đón đòng. Khác với cây lấy lá, lúa là cây trồng lấy hạt nên nếu thừa phân đạm vào thời điểm đón đòng sẽ làm cây tiếp tục phát triển thân, lá; bông và hạt sẽ kém. Trong thời gian 30 ngày đầu, cây trong quá trình sinh trưởng sẽ cần nhiều dinh dưỡng để ra rễ, đẻ chồi, đẻ nhánh. Sau đó cây sẽ đi vào giai đoạn phát triển, làm đòng, trổ bông, kết hạt. Yêu cầu về dinh dưỡng ở từng thời điểm là hoàn toàn khác nhau. ĐX là vụ lúa có điều kiện thời tiết thuận lợi, nhiều ánh sáng mặt trời, các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra mạnh mẽ. Đây là thời gian thích hợp để tăng cường phân bón nhằm đạt hiệu quả cao. Vụ HT do thiếu ánh sáng mặt trời nên việc sử dụng phân bón cũng kém hơn, bổ sung nhiều phân bón lúc này không những không đem lại hiệu quả như mong muốn mà còn có thể làm phản tác dụng, giảm năng suất. Áp dụng thực tế trên đồng ruộng Các khuyến cáo chỉ mang tính chất chung cho cả vùng, không có chỉ dẫn nào là để áp dụng cho một ruộng cụ thể. Điều này dẫn đến cùng 1 quy trình bón phân nhưng hiệu quả đem lại của từng ruộng là hoàn toàn khác nhau. Nên ngoài khuyến cáo chung của từng năm, từng vụ, người trồng cây cần phải có kinh nghiệm sử dụng phân; nhất là đúc kết kinh nghiệm từ các năm trước. Những năm nào đầu tư ít, năng suất cao, đem lại hiệu quả thì nên áp dụng theo. Nếu vụ trước đạt năng suất cao thì vụ này nên tăng thêm lượng phân để bù đắp lại dinh dưỡng đã mất trong vụ trước trong đất. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, trong vụ ĐX này, lượng đạm sử dụng là 80 - 100 kg N/ha, nếu dùng nhiều hơn cũng không thể tăng năng suất mà còn gây đổ ngã, sâu bệnh. Phân lân giúp cho cây ra rễ, đẻ nhánh, tạo các hợp chất cao năng lượng phục vụ cho làm đòng, ra bông; cần bổ sung vào giai đoạn đầu, bón trễ không có hiệu quả. Tổng lượng lân của cả vụ vào khoảng 30 - 60 kg P 2 O 5 /ha. Ngược lại, kali lại cần thiết trong giai đoạn làm đòng. Với những vùng đất phèn, phù sa nhiều kali thì không cần sử dụng nhiều, vào khoảng 30 - 60 kg K 2 O/ha. Do lúa là cây lấy hạt, nên việc hạt chắc, nhiều cũng chính là yếu tố năng suất cây trồng, trong đó việc cân đối thân - hạt rất quan trọng. Nếu cây sinh trưởng quá mức, chiều cao vượt ngưỡng thì dẫn đến việc dinh dưỡng để nuôi hạt giảm đi, gây giảm số lượng bông, hạt và nhiều hạt lép. Nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đã chỉ ra rằng trong vụ ĐX, với giống lúa ngắn ngày được trồng rộng rãi thì chiều cao cây lúa cần đạt chỉ 90 - 95 cm là tối ưu để cây có năng suất cao nhất, cao hơn hay thấp hơn đều không có lợi. Với vụ HT thì cây có thể đạt chiều cao 100 cm, tối đa là 105 cm. Cũng cần lưu ý rằng do điều kiện, các tác động luôn thay đổi nên sẽ không thể áp dụng chế độ bón của năm trước cho năm này được. Nói cách khác là việc cung cấp dinh dưỡng phải luôn thay đổi từng năm. Người nông dân phải dựa vào khung theo khuyến cáo kết hợp với điều kiện thực tế và kinh nghiệm của mình để có thể gia giảm, điều chỉnh sao cho phù hợp. Không nên áp dụng rập khuôn một chế độ bón phân cho nhiều năm, sẽ không đem lại hiệu quả tối ưu. Phân bón DAP NK từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Ảnh: PHAN THU Thừa vẫn nhập Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, 5 tháng đầu năm, NK phân bón giảm mạnh cả lượng và giá trị. Cụ thể, ước tính khối lượng NK phân bón các loại trong tháng 5 đạt 159 nghìn tấn với giá trị 43 triệu USD, đưa khối lượng NK phân bón 5 tháng đầu năm đạt gần 1,31 triệu tấn, kim ngạch NK đạt 405 triệu USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 35,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khối lượng NK phân urê ước đạt 27 nghìn tấn với giá trị 8,9 triệu USD, giảm 71,7% về lượng và giảm 75,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; phân SA ước đạt 396 nghìn tấn với giá trị NK 55 triệu USD, giảm 1,8% về lượng nhưng giảm tới 32,9% về giá trị. Nguồn phân bón NK chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm tới 45,3% tổng kim ngạch NK. Phát biểu tại hội thảo quốc gia thực hiện Nghị định 202/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón và chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững mới đây, ông Nguyễn Gia Tường, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Vinachem cho biết: Hiện nay, sản xuất trong nước đã đáp ứng được 100% nhu cầu về phân ure, phân lân chế biến, phân NPK, thậm chí nhiều DN còn có số lượng tồn kho lớn kéo dài từ năm này qua năm khác. Đối với riêng Vinachem, tập đoàn đã sản xuất được khoảng 5 triệu tấn phân bón/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu phân bón có chất lượng tốt cho sản xuất nông nghiệp trong nước. Trong đó, đáp ứng 100% nhu cầu phân lân chế biến với sản lượng xấp xỉ 2 triệu tấn/năm, đáp ứng 50% nhu cầu phân urê với sản lượng 1,15 triệu tấn/năm và đáp ứng 60% nhu cầu phân DAP với sản lượng 660 nghìn tấn/năm và trên 2 triệu tấn phân NPK. Theo ông Nguyễn Gia Tường, mặc dù kim ngạch NK phân bón đã giảm, song các DN trong nước vẫn chịu tác động rất lớn và khó cạnh tranh với phân bón NK, đặc biệt là phân bón NK từ Trung Quốc. Đó là do hiện tại, phân bón chủ yếu được NK từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Hình thức NK này rất khó kiểm soát về chất lượng về thuế nên dễ xảy ra tình trạng gian lận thương mại, trà trộn phân chất lượng thấp, gây ra cạnh tranh không bình đẳng với phân sản xuất trong nước. Tìm đường XK Ông Nguyễn Gia Tường cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho ngành phân bón, Vinachem kiến nghị tạm dừng hoạt động NK phân bón biên mậu; tăng thuế suất thuế NK phân urê, DAP, NPK lên mức cao nhất theo các cam kết thương mại ký giữa Việt Nam và các nước; tăng cường các biện pháp quản lý thị trường phân bón trong nước, đặc biệt đối với phân bón NK. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo các lợi ích của nông dân khi thực hiện chính sách hạn chế NK phân bón, yêu cầu các đơn vị sản xuất phân urê, DAP, NPK phải đăng ký giá bán với cơ quan quản lý giá theo quy định để theo dõi, giám sát. Mong muốn tự tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ phân bón, vài năm gần đây, một số DN trong ngành cũng đã chủ động tìm đường XK. Điển hình như Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau PVCFC đặt kế hoạch năm 2014 sẽ XK khoảng 100.000 tấn phân bón sang Campuchia, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc... Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí PVFCCo cũng đã tiến hành xúc tiến thương mại nhiều năm qua và đến nay đã thành lập được các chi nhánh, văn phòng đại diện tại Campuchia, Myanmar. Với thị trường Myanmar, năm 2014, PVFCCo đặt mục tiêu sẽ XK với số lượng lớn bởi tổng lượng cầu đối với urê của Myanmar vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm và sẽ còn tăng trong những năm tới. Nhiều chuyên gia khuyến cáo, XK phân bón là một hướng mở cho các DN sản xuất trong nước. Tuy nhiên, thị trường XK phân bón của Việt Nam cũng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm phân bón của các nước trong khu vực và thế giới. Bởi vậy, mỗi DN sản xuất phân bón cần chủ động đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh, có chiến lược xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, các DN cũng phải tăng cường hợp tác, liên kết với nhau, tạo ra sự đoàn kết, đồng bộ, nhằm đảm bảo được lợi ích cộng đồng DN cả ở thị trường trong nước cũng như XK. Cũng theo Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2014, sản lượng phân đạm urê ước đạt 938,9 nghìn tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2013; phân NPK khoảng 970,9 nghìn tấn giảm 1,3% so cùng kỳ; phân lân Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đạt 677,4 nghìn tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ; phân bón DAP Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đạt 99,9 nghìn tấn, giảm 6,2%. Nhập khẩu phân bón 5 tháng đầu năm 2014 cũng giảm 7,0% về số lượng và giảm 30,6% về trị giá. Từ đầu năm 2014, thị trường phân bón trong nước không có nhiều biến động do nguồn cung phân bón dồi dào. Nhu cầu phân urê tăng tại các khu vực đang xuống giống vụ Hè Thu An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, còn tại các khu vực khác nhu cầu hợp quy, phân bón không cao. Nguồn cung urê trên thị trường dồi dào, mùa vụ không tập trung, giá bán ổn định. Linh Đan .. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn dự báo, nhu cầu phân bón phục vụ nông nghiệp năm 2008 là 8,3 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước khoảng 5,4 triệu tấn và nhập khẩu khoảng 2,9 triệu tấn. Đến cuối tháng 9/2008, các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được 3,7 triệu tấn và nhập khẩu ước khoảng 2,6 triệu tấn. Lượng phân bón nhập khẩu tăng đã giúp hạ cơn sốt phân bón trong nước.Trong tháng 10/2008, Đạm Phú Mỹ sẽ đẩy mạnh việc cung cấp urea cho thị trường thông qua 4 công ty trực thuộc tại: miền Bắc, miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ để đáp ứng nhu cầu vụ mùa Đông Xuân sắp tới. Tổng Công ty Phân đạm và hóa chất dầu khí cũng công bố chính thức giá bán lẻ phân Đạm Phú Mỹ giảm từ 9.500 đ/kg xuống còn 9.200 đ/kg áp dụng từ 1/10/2008 đến 30/10/2008.Hiện nay, Vinachem đang triển khai đầu tư xây dựng mới và mở rộng nhiều dự án sản xuất phân bón các loại. Với những dự án này, ngoài mục tiêu đáp ứng nhu cầu trong nước, các nhà sản xuất phân bón Việt Nam còn kỳ vọng ở mục tiêu xuất khẩu kể từ 2012 trở đi. Cụ thể:Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân DAP Hải Phòng sẽ cho ra những tấn sản phẩm đầu tiên vào cuối tháng 11 tới đây. Với sự hoàn thành và đi vào hoạt động của nhà máy này, Vinachem dự kiến sẽ sản xuất trên 200 nghìn tấn DAP trong năm 2009.Cùng với nhà máy tại Hải Phòng, một nhà máy sản xuất DAP tại Lào Cai với công suất dự kiến 330.000 tấn/năm cũng đang được Vinachem gấp rút triển khai xây dựng.Như vậy, nếu triển khai hết công suất, sản lượng DAP do Vinachem sản xuất sau năm 2012 sẽ đạt khoảng 700-800 ngàn tấn/năm, không chỉ đảm bảo nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu từ 100-200 ngàn tấn/năm.Các dự án đầu tư sản xuất phân urea cũng đang được triển khai ở nhiều giai đoạn khác nhau. Dự án sản xuất urea Ninh Bình công suất 560 nghìn tấn đã được khởi công xây dựng từ hồi tháng 5/2008.Dự án mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc từ 180 nghìn tấn len 500 nghìn tấn/năm theo kế hoạch cũng sẽ được khởi công vào đầu năm 2009. Cả hai dự án đều dự kiến sẽ hoàn thành sau 42 tháng thi công. Như vậy, tính đến sau năm 2012, năng lực sản xuất urea của Vinachem sẽ tăng lênt rên 1 triệu tấn/năm.Nếu tính cả lượng urea do Petro Vietnam sản xuất, vào thời điểm kể trên, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội phân bón Việt Nam sẽ có trong tay 2,5 triệu tấn urea/năm và khi đó mỗi năm sẽ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn.Đối với phân lân nung chảy, năng lực sản xuất hiện tại của hai nhà máy trực thuộc Văn Điển và Ninh Bình là 600 nghìn tấn/năm. Do nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào, trong khi nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước với loại phân bón này ngày càng cao nên theo kế hoạch, từ nay đến 2010, bên cạnh việc đầu tư mở rộng công suất các nhà máy hiện có, Vinachem sẽ đầu tư thêm nhà máy công suất 300 nghìn tấn/năm tại Lâm Thao Phú Thọ. Dự kiến trong năm 2009 dây chuyền số 1 công suất 100 nghìn tấn/năm sẽ đi vào hoạt động.Như vậy, sau năm 2012 sản lượng phân lân nung chảy của Vinachem sẽ đạt 1 triệu tấn/năm, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất kahảu từ 150-250 nghìn tấn/năm.Ngoài ra, Vinachem cũng đang triển khai một dự án sản xuất phân bón khác là sản xuất sulfat Amoni SA công suất 300 nghìn tấn/năm tại Hải Phòng. Nhu cầu SA của thị trường trong nước hiện tại khoảng 600-700 nghìn tấn/năm, và phần lớn phải nhập khẩu, khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu. Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí PVFCCo đã cán mốc sản lượng 5 triệu tấn phân đạm urê sau 7 năm hoạt động, góp phần quan trọng ổn định nguồn cung phân bón cho ngành nông nghiệp, giúp tiết kiệm 1,8 tỷ USD ngoại tệ từ nhập khẩu phân bón cho đất nước. CôngThương - Tại lễ đón nhận tấn urê thứ năm triệu được tổ chức vào sáng nay 14/8/2011 tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí- ông Cao Hoài Dương khẳng định, đây là một mốc son vô cùng ý nghĩa, đánh dấu bước phát triển vững mạnh của Tổng công ty cũng như của ngành nông nghiệp nước ta. Kể từ khi chính thức hoạt động vào cuối năm 2004 cho tới nay, sản lượng phân đạm của Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã đáp ứng gần 50% nhu cầu trong nước, đưa Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí trởthành nhà sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu của Việt Nam. Tổng Giám đốc Cao Hoài Dương cho biết, tiếp theo sự thành công trong vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ, theo chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tổng công ty đang tích cực chuẩn bị mọi nguồn lực cần thiết để vận hành Nhà máy Đạm Cà Mau và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Bên cạnh đó, Tổng công ty tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất-kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón và đầu tư ra nước ngoài, với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón và hóa chất của khu vực. Dự kiến năm 2011, Tổng công ty đạt doanh thu khoảng 8.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.000 tỷ đồng. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự Lễ chào mừng tấn sản phẩm Đạm Phú Mỹ thứ 5 triệu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, con số 5 triệu tấn đạm của Nhà máy Đạm Phú Mỹ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nước ta. 5 triệu tấn phân bón do Nhà máy Đạm Phú Mỹ sản xuất đã hỗ trợ đắc lực giúp bà con nông dân tăng năng suất và sản lượng cây trồng, nâng cao đời sống, làm thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam. Bằng việc sản xuất 5 triệu tấn phân đạm Phú Mỹ, Tổng công ty đã cùng Chính phủ thực hiện thành công nhiệm vụ bình ổn thị trường phân bón trong các năm qua, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đồng thời giúp Ngân sách Nhà nước tiết kiệm 1,8 tỷ USD tiền nhập khẩu phân bón. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị Tổng công ty bên cạnh việc tiếp tục duy trì sản lượng và nâng cao chất lượng đạm Phú Mỹ, cần đầu tư nghiên cứu sản xuất thêm các loại phân bón khác, phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống phân bón giả để đảm bảo cho nông dân đạt năng suất cao, thu hoạch được những mùa vàng bội thu, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt Chính sách Tam nông của Đảng. Nhân dịp này, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí và Nhà máy đạm Phú Mỹ đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Bộ Công Thương và Tổng công tcũng đã trao danh hiệu Chiến sĩ thi đua Ngành công thương, Bằng khen Bộ Công Thương, Giấy khen của Tổng công ty cho những cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian qua và đợt thi đua cán hop quy, phan bon đích mốc sản lượng 5 triệu tấn. Với tổng vốn đầu tư 380 triệu USD từ nguồn vốn trong nước, Nhà máy đạm Phú Mỹ là một trong những dự án hiện đại bậc nhất của ngành dầu khí sản xuất phân đạm từ nguồn khí thiên nhiên. Tháng 9/2010, hệ thống thu hồi CO2 từ khí thải của nhà máy đi vào hoạt động đã nâng công suất nhà máy từ 740.000 tấn/năm lên 800.000 tấn/năm, góp phần rút ngắn thời gian cán mốc sản lượng 5 triệu tấn của nhà máy này. Tháng 4, giá một số loại phân bón tăng do ảnh hưởng của cước phí vận tải. Hiện giá bán lẻ phân bón phổ biến ở mức: Ure 8.000-8.500 đồng/kg; kali 10.000-10.800 đồng/kg; DAP 14.000 - 15.300 đồng/kg; NPK từ 11.000-12.000 đồng/kg... Hải Quỳnh. Từ nguyên liệu đầu vào là lưu huỳnh sạch 99,8% không có asen, không có kim loại nặng, công ty đã điều chế một dòng sản phẩm phân bón sạch, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
III. Chống phân bón hợp quy giả
Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, giá ure Phú Mỹ phổ biến ở mức 6300-7000 đ/kg; kali tăng 200-300 đ lên 12800-13000 đ/kg. Tại các tỉnh phía Bắc, giá ure Phú Mỹ là 7000-7500 đ/kg.Dự báo giá phân bón trong thời gian tới sẽ tiếp tục ổn định nhờ nguồn cung từ sản xuất trong nước và nguồn cung từ nhập khẩu vẫn được đảm bảo. Theo thống kê, 2 tháng đầu năm, sản lượng ure sản xuất trong nước vẫn đạt khoảng 185,8 nghìn tấn, tăng 13,9% so với cùng kỳ. Trong khi đó, sản xuất các loại phân bón khác đều giảm mạnh, như phân lân bằng 74,1%, phân NPK bằng 53,3% cùng kỳ.Đáng chú ý, khối lượng Ure nhập khẩu từ đầu năm đến nay tăng rất mạnh. Theo thống kê sơ bộ, lượng ure nhập về trong tháng 2/2009 đã tăng tới 63,5% so với tháng trước và tăng 266% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 121 ngàn tấn với trị giá 35,25 triệu USD.Tính chung 2 tháng đầu năm 2009, tổng lượng Ure nhập về của cả nước đạt 195 ngàn tấn, trị giá 56.359 triệu USD, cao hơn 112% về lượng và 91,2% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2008 do tháng 2/2009 lượng ure nhập về trong tháng khá cao. Nhập khẩu DAP 2 tháng đầu năm cũng tăng rất mạnh, tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ 2008, đạt gần 220 ngàn tấn. Tháng 2/2009, nhập khẩu ure từ thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, tăng gấp hơn 6 lần về lượng, và gấp gần 7 lần về trị giá so với tháng trước, đạt 65,4 ngàn tấn với trị giá lên tới 20,34 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2009 nhập khẩu ure từ thị trường này đạt 75,7 ngàn tấn trị giá lên 23,37 triệu USD, giảm 21,1% về lượng và giảm 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu Ure từ Ucraina trong tháng 2/2009 cũng tăng 24,83% về lượng và tăng 24,83% về trị giá so với tháng trước, đạt 26,4 ngàn tấn trị giá 7,26 triệu USD; giá nhập khẩu trung bình đạt 275 USD/tấn, tăng 1 USD/tấn so với giá nhập khẩu tháng trước. Trước đó, qua kiểm tra, lực lượng chức năng của tỉnh Dăk Nông đã phát hiện các doanh nghiệp trên sản xuất, gia công, kinh doanh sản phẩm phân bón không đạt mức sai số định lượng cho phép; một số thành phần trong sản phẩm không đúng so với số liệu ghi trên nhãn mác, bao bì..., nhưng đã bán ra thị trường hơn 2.000 bao. Hà Trung. Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 4 vừa rồi, đã có thêm 228.166 tấn phân bón được NK vào nước ta, trị giá 105,906 triệu USD. Như vậy, so với cùng kỳ 2011, lượng phân bón NK trong tháng 4 năm nay đã giảm tới gần một nửa tháng 4/2011 NK 440.386 tấn phân bón, trị giá 170,594 triệu USD. Tính cả 4 tháng đầu năm nay, lượng phân bón NK cũng giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. 4 tháng đầu năm 2011, nước ta đã NK 1.290.938 tấn phân bón, trị giá 477,647 triệu USD. Còn trong 4 tháng đầu năm nay, phân bón NK là 848.419 tấn, trị giá 373,278 triệu USD giảm 34,3% về lượng và 21,9% về giá trị. Trái ngược với phân bón NK, phân bón XK từ đầu năm đến nay đã tăng rất mạnh. Trong tháng 4 vừa rồi, nước ta đã XK 129.365 tấn phân bón, trị giá 57 triệu USD. Trong 4 tháng đầu năm nay, nước ta đã XK 425.305 tấn phân bón, trị giá 188,169 triêu USD, tăng tới 122,2% về lượng và 173,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 15 ngày đầu tháng 5, lại có thêm 60.424 tấn phân bón được XK, trị giá 27,411 triệu USD. Tính ra, từ đầu năm đến nay, đã có 485.729 tấn phân bón được XK ra nước ngoài. Những năm trước, có nhiều thời điểm, các DN cũng đã được XK phân bón. Nhưng đó thường là lúc lượng phân bón được NK về trước đó đang bị tồn đọng khá nhiều do nhu cầu trong nước trầm lắng. Thành ra, phân bón XK chủ yếu là phân nhập tái xuất. Lượng phân bón XK của các năm trước cũng không nhiều, nên Tổng cục Hải quan không ghi riêng ra thành một mặt hàng trong danh mục thống kê XK hàng hóa từng tháng và cả năm, mà ghép chung vào nhóm hàng hóa khác”. 2 tháng đầu năm nay, phân bón cũng chưa đứng thành hàng hóa riêng trong danh mục XK hàng hóa của Tổng cục Hải quan. Nhưng từ tháng 3 trở lại đây, do lượng phân bón XK tăng đột biến, có số lượng và giá trị XK lớn, nên phân bón đã đàng hoàng có tên” riêng trong danh mục XK hàng hóa. Theo ông Đỗ Văn Hùng, TGĐ Cty CP Phân bón Việt Mỹ, sở dĩ các DN đẩy mạnh XK phân bón, là do sức tiêu thụ ở thị trường nội địa năm nay khá yếu. Từ đầu năm đến nay, thời tiết nói chung tương đối ổn định, nên nhu cầu sử dụng phân bón giảm so với mọi năm. Mặt khác, do quá thiếu vốn nên các đại lý lấy phân bón của các nhà máy ít hơn trước đây. Vì thế, hầu hết các nhà máy phân bón đều đang rất khó khăn trong việc tiêu thụ ở thị trường nội địa. Ông Nguyễn Hạc Thúy, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, lượng phân bón NK giảm mạnh là do sản xuất trong nước đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của loại phân bón quan trọng. Như phân ure, sản lượng năm nay chắc chắn sẽ dư so với nhu cầu khoảng 1,8 triệu tấn. Phân NPK, sản lượng trong nước hiện khoảng trên 4 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu chỉ trên 3 triệu tấn … Còn phân bón XK tăng mạnh là do bây giờ XK phân bón không còn phải chờ cấp phép như trước. Đồng thời, nhiều DN đã tích cực tìm kiếm được thị trường, nên đã đẩy mạnh XK. Tuy nhiên, ông Thúy cũng cảm thấy bất ngờ với con số gần 500 ngàn tấn phân bón đã được XK từ đầu năm đến nay, vì lượng xuất như vậy là khá nhiều. Ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền và là Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cũng cho rằng, XK phân bón đang tăng mạnh là nhờ nhiều loại phân bón trước đây nước ta hầu như chỉ NK, nay cũng đã có thể XK. Chẳng hạn phân DAP, trước đây chỉ có chiều NK vào nước ta. Năm nay, cân đối giữa DAP sản xuất trong nước với nguồn DAP NK tiểu ngạch từ Trung Quốc, thấy có dư so với nhu cầu, nên nhà máy DAP Đình Vũ Hải Phòng đã tổ chức XK ra nước ngoài. Nhà máy đạm Phú Mỹ và đạm Cà Mau cũng đã bắt đầu XK ure. Phân NPK sản xuất trong nước cũng đang được các DN đẩy mạnh XK. Cũng theo ông Phong, XK phân bón nước ta đang theo 2 dạng: Có thương hiệu và không có thương hiệu hàng xá. XK phân bón theo dạng thương hiệu mới chỉ có ít DN thực hiện, chủ yếu sang các thị trường gần như Lào, Campuchia … Riêng với Cty Phân bón Bình Điền, trong năm nay, sẽ XK phân bón thương hiệu Đầu Trâu với số lượng khoảng 130 ngàn tấn sang 2 thị trường này đến thời điểm này đã XK được 60 ngàn tấn. XK phân bón có thương hiệu, DN sẽ có được giá bán tốt hơn, lợi nhuận cao hơn, và quan trọng nhất là sẽ giữ được thị trường ổn định, lâu dài. Còn XK không thương hiệu hàng xá, chủ yếu sang các thị trường như Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, châu Phi … XK kiểu này thường chỉ mang tính chất giúp gia tăng sản lượng, giải quyết công ăn việc làm cho các DN. Vì các nhà NK khi nào thấy giá của Việt Nam rẻ hơn nước khác, họ mới mua về để đóng bao rồi tung ra thị trường dưới thương hiệu của họ. Bức tranh đen tốiThật buồn khi một DN đầu đàn như Đầu trâu Bình Điền mà các nhân viên trụ cột cứ lần lượt ra đi, bắt đầu từ Trưởng phòng Kinh doanh- một vị trí đầu não quyết định doanh số bán hàng, tiếp đến Trưởng phòng Tiếp thị rồi sau chót đến kế toán. Tất cả những cuộc chia tay đều bịn rịn vì họ đã có hơn chục năm chung lưng đấu cật, cống hiến tài trí, sức lực hết mình để gầy dựng nên một thương hiệu hàng đầu của ngành phân bón VN. Thế nhưng tình thế buộc họ phải chia tay vì thu nhập giảm theo doanh số và Cty của họ khó mà trụ vững được. Vết thương về lỗ lã năm ngoái quá nặng và hy vọng phục hồi vào năm 2009 này đang dần tan thành mây khói vì giá lúa, cà phê, giá phân ngoại nhập quá rẻ nên sản lượng bán ra cứ đuối dần.Không chỉ Bình Điền mà tất cả các đại gia phân bón đều khốn khó. Nói về chất lượng phân bón thì chưa thương hiệu nào sánh với Việt- Nhật, thế nhưng sản lượng bán ra năm nay của họ cũng chỉ gần bằng 70% so với các năm trước. Cty Phân bón Miền Nam có một hệ thống XN, được đầu tư hiện đại nhưng chung quy lại sản lượng bán ra chỉ quanh mức 70%. Có tin Ba Con Cò - một DN nước ngoài cũng đã bán lại Cty hợp quy, phân bón với giá bèo 10 triệu USD và nghe đâu DN mua lại làm nghề vận tải, họ mua NM Ba Con Cò không phải để SX phân bón mà chỉ dùng mặt bằng vì có cảng rất tiện lợi.Không chỉ có các DN phân bón NPK mà cả DN phân hữu cơ, không chỉ với các DN phân bón gốc mà cả với phân bón lá, không chỉ với DN lớn mà cả với DN vừa và nhỏ- khốn khó không chừa bất kỳ ai. H. Một kỹ sư xinh đẹp, trình độ khá lại đã có thời gian tu nghiệp tại Isarel vậy mà cũng phải rời Cty MX đang xúc tiến một sàn giao dịch bất động sản bên Q7 TPHCM. Khánh, giám đốc một Cty có sản phẩm K.Humate nổi tiếng một thời năn nỉ với nhà báo – Anh cho em khất món nợ 17 triệu tiền quảng cáo đấy nhé, phân bán ra không thu tiền được anh ạ. Phụng Hoàng, người rất có duyên trong phân phối phân bón cũng phải ngao ngán - Giỏi lắm thì chỉ thu hồi nợ vụ HT được 30%. Tất cả đều đứng ngắc, trừ một vài sản phẩm vi sinh.Sao nên cơ sựPhân tích kết cấu giá thành của Xí nghiệp CH, thuộc Cty Phân bón Miền Nam thấy giá trị phần tín dụng lên tới trên 300.000 đ/T sản phẩm. Tất cả mọi chuyện đều bắt đầu từ chuyện lạm phát, giảm phát, khủng hoảng tài chính thế giới và cơn sốt phân bón 2008, năm mà DPM cho mùa bội thu, ông trùm của những ông trùm” lỗ cả trên nghìn tỷ đồng vì mua phải những lô phân với giá 1.200 USD/T DAP, 800 USD/T Urê, 1.000 USD/T Kali.Mua về lúc giá cao, khi giá xuống bán ra không được nên buộc DPM phải xử lý từ từ theo kiểu bán bia kèm mồi”, bán urê nội giá rẻ nhưng kèm phân ngoại giá cao hơn, gần 1 năm rồi mà lượng phân trót dại lỡ nhập” vẫn chưa hết. Tưởng thế đã kinh, nhưng không, Lâm Thao mua mấy chục nghìn tấn lưu huỳnh với giá trên 1.000 USD/T nhưng chỉ 2 tháng sau giá chỉ còn 80 USD/T và hiện nay chưa tới 60 USD/T. Tương tự, tất cả các NM phân bón NPK, nhỏ thì lỗ năm bảy chục tỷ, trung trung thì trăm tỷ còn lớn thì bốc hơi cả ngàn tỷ chỉ trong vài tháng trời.Thiệt hại không dừng lại ở đó, khi thị trường lên cơn sốt thì đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3 thi nhau gom hàng, trữ hàng. Tất cả các NM chạy tốc lực hết công suất ngày đêm với chất lượng tèm tẹm”. Thuận mua vừa bán nhưng phân bón vẫn chất đầy trong kho, mấy tháng sau giá trị lô hàng chỉ còn phân nửa. Vẫn không bán được, vì cung vượt cầu, vì dân mất lòng tin với NPK nội địa, để lâu đóng cục, lại phải chở về tái chế, giá trị mười chỉ còn một hai, trong lúc lãi ngân hàng thì cứ chồng lên.Để SX bình thường, các NM buộc phải nhập nguyên liệu chí ít thì cũng đủ để SX đôi tháng, trong lúc giá thế giới cứ thi nhau giảm. Tháng 9/2008 là thời điểm các NM cần nhiều nguyên liệu nhất để chuẩn bị cho vụ ĐX cũng là lúc giá phân cao nhất với DAP lên tới 1300 USD/T, Urê – 800 USD/T và KCl – 1.000 USD/T nhưng đến quý 1/2009 giá chỉ còn 400 – 450 USD/T với DAP, 256 – 270 USD/T với Urê và 720 USD/T với KCL, đến quý 3 này giá DAP giảm tiếp chỉ còn 330 – 350 USD/T, Urê nhích lên 280-285 USD/T và KCl giảm chỉ còn 510-550 USD/T. So với đầu năm, giá NPK trong nước giảm tới 30% nhưng vẫn không kịp với mức giảm của phân đơn NK.Nhà nước có nên cứu?+ Nền công nghiệp phân bón non trẻ của chúng ta đang đứng trên bờ vực của sự phá sản. Vẫn biết rằng trong tình hình cả thế giới cùng in tiền, cùng lạm phát như hiện nay thì tất yếu giá phân bón sẽ phải lên lại nhưng đấy là lúc nào, năm nào thì không ai trả lời được. Vẫn sợ rằng, đến lúc đấy thì các cỗ máy đều đã hoen rỉ, nhân lực đã bị phân tán. + Phân bón NPK là một TBKT, phân hữu cơ là cực kỳ cần thiết cho nền SXNN thâm canh bền vững, điều đấy đã được minh chứng qua thành tựu xuất khẩu của lúa gạo, cà phê, cao su…Nông dân đã khó khăn trong việc tiếp cận với gói kích cầu, SXNN đi xuống thì việc sống dậy của các NM phân bón càng xa vời.. Tiềm năng lớn Đó là khẳng định của ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty Bình Điền khi nói về thị trường phân bón hiện nay tại Myanmar. Bình Điền sớm nhận ra điều này ngay sau khi đất nước Myanmar mở cửa hội nhập với thế giới”. Myanmar có 10 triệu ha trồng lúa. Những năm 50 của thế kỷ trước, đất nước này từng dẫn đầu thế giới về XK gạo, với lượng xuất trên 3 triệu tấn/năm; nhưng do nhiều nguyên nhân, lượng XK gạo của nước này chựng lại. Năm 2012 chỉ còn xuất được 1,5 triệu tấn gạo và 2 triệu tấn đậu các loại. Quyết tâm của Chính phủ trong thời gian tới phải đưa Myanmar trở lại TOP đầu những nước XK gạo trên thế giới”, ông Myo Aung Kyaw, Tổng Thư ký Hiệp hội lúa gạo, Tổng Đại lý phân bón Đầu Trâu tại Myanmar nói. Cũng theo ông Myo, mỗi năm Myanmar cần cả chục triệu tấn phân bón, trong khi năng lực SX trong nước rất yếu, chỉ đạt khoảng 400 ngàn tấn/năm, còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Đức, Thái Lan… Vậy làm sao Đầu Trâu có thể nhảy vào”? Ông Phong cho biết: Bình Điền không sợ vì phân bón Đầu Trâu có nét riêng, có sản phẩm chuyên dùng với những hoạt chất độc quyền như chất chống thất thoát đạm Agrotain, chất tăng hiệu quả sử dụng lân Avail, chất Penac P giúp cây tăng cường phát triển bộ rễ, chống lại điều kiện bất lợi như giá lạnh, hạn hán… rồi đầy đủ các chất trung, vi lượng cần thiết cho từng loại, từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Bình Điền không chỉ bán phân bón, mà còn là nhà cung cấp cả một giải pháp trong SX nông nghiệp, giúp nông dân canh tác ngày càng hiệu quả…”. Đi từng bước chắc chắn Với kinh nghiệm được đúc rút từ những thành công tại Campuchia và Lào, quan điểm mà lãnh đạo, TGĐ Cty Bình Điền đặt ra với thị trường phân bón Myanmar là phải đến trước, phải là người đầu tiên cắm lá cờ phân bón Việt Nam tại đây, nhưng lại không vội vã. Năm 2012, bắt đầu bằng đoàn nhiều nhà khoa học chuyên ngành về đất, phân bón như PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; PGS.TS Mai Thành Phụng, Trưởng cơ quan đại diện phía Nam của Trung tâm KNQG, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, GĐ Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón & môi trường phía Nam; GS.TS Mai Văn Quyền, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp miền Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn KHKT Cty Bình Điền…cùng đoàn xúc tiến thương mại TPHCM bay sang Yangon, thủ đô Myanmar. Tại đây Bình Điền đã tổ chức một cuộc hội thảo, giới thiệu các sản phẩm phân bón chất lượng cao của mình trước gần 100 cử tọa là cán bộ chuyên ngành nghiên cứu về đất, phân bón, các cục, viện thuộc Bộ Nông nghiệp & thủy lợi Myanmar cùng 50 đại lý phân bón trên cả nước và đã lựa chọn được đối tác làm Tổng đại lý phân phối độc quyền phân bón Đầu Trâu. Đó là ông Myo, Tổng Thư ký Hiệp hội lúa gạo Myanmar và Viện Nghiên cứu về đất, phân bón, khu SX lúa công nghệ cao với tên gọi Cánh đồng của Tổng thống”, của Bộ Nông nghiệp & thủy lợi, cùng hàng chục điểm SX đối chứng trên các vùng sinh thái điển hình của đất nước Myanmar. Các nhà khoa học VN do Bình Điền tổ chức đã khảo sát kỹ lưỡng sinh thái các vùng đất và đưa 20 tấn sản phẩm đã tới 3 khu vực SX thực nghiệm, với hàng chục điểm trình diễn đối chứng trên lúa mùa, lúa lai và lúa cao sản, được giới khoa học và nhà nông nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay, qua 3 vụ SX, kết quả đạt được rất đáng phấn khởi. Năng suất lúa thu được cao hơn so với SX truyền thống có nơi đến 300%, có nơi 150%... Tính trung bình là 35%. Chi phí SX không tăng nhiều so với cách SX truyền thống. Nông dân tham gia mô hình rất phấn khởi. Bà Daw Htwe ở làng Ahlyinlo Village, ngoại ô Nay Pyi Taw sở hữu 10 ha trồng lúa, sau một vụ tham gia SX thử nghiệm đối chứng với phân bón Đầu Trâu, đã tỏ ra sốt ruột, đề nghị Bình Điền đưa ngay phân bón Đầu Trâu sang. Về thủ tục pháp lý, Bình Điền mời ông Myo sang Việt Nam gặp gỡ lãnh đạo, thăm các nhà máy SX của Bình Điền và nhiều cánh đồng mẫu lớn mà Bình Điền tham gia tại ĐBSCL đang SX rất hiệu quả. Tiếp đó là những chuyến viếng thăm, chào hỏi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & thủy lợi Myanmar, gặp gỡ các cơ quan chuyên ngành, các viện nghiên cứu nông lâm nghiệp, ký kết hợp đồng ghi nhớ với đối tác và đăng ký bản quyền lưu hành 7 sản phẩm phân bón Đầu Trâu trên lãnh thổ Myanmar, gồm: Đầu Trâu lúa 1, Đầu trâu lúa 2, Đầu Trâu tăng trưởng, Đầu Trâu chắc hạt, Đầu Trâu 215, 16-16-8 +9S+TE, Đạm hạt vàng 46A+, DAP 46P+. Tập huấn đại lý, bước chuẩn bị quan trọng Đại lý là người trực tiếp với nông dân nên việc tập huấn cho đại lý trở nên chuyên nghiệp, có đủ kiến thức, kinh nghiệm trồng trọt, thương mại được Bình Điền ưu tiên. Các bài giảng do các Giáo sư, Tiến sỹ của VN phụ trách đã mang lại hiệu quả cao. Bà Su Su Win, GĐ Viện Nghiên cứu về đất, phân bón Bộ Nông nghiệp & thủy lợi Myanmar ngạc nhiên: Lần đầu tiên tôi được dự một lớp học như thế này. Nó rất tốt cho những người phân phối phân bón”. Ông U Thein Win ở Nay Pyi Taw nói: Chưa biết gì về phân bón Đầu Trâu, nhưng qua lớp học này thì hiểu và rất thích, tôi về sẽ đăng ký bán hàng này ngay và hướng dẫn nông dân sử dụng”. Khi kết thúc lớp học thì chuyến hàng 500 tấn sản phẩm phân bón đầu tiên của Bình Điền cũng đã vừa cập cảng Myanmar. Có chủ đại lý xin nhận cả lô hàng, nhưng ông Myo không chịu, phải để chia đều cho các nơi. Đầu năm 2012, Hội Nông dân huyện Hưng Nguyên ký cam kết mua phân bón của Công ty phân bón Bắc miền Trung và giao cho Hội nông dân các xã trên địa bàn huyện vận động người nông dân mua phân bón của công ty này về bón cho cây lúa và ngô vì Công ty này đồng ý cho nhân dân vay tiền phân bón sau 6 tháng mới phải trả. Nhiều nông dân Hưng Nguyên điêu đứng vì phân bón của Cty phân bón Bắc Miền Trung. Theo đó, nông dân xã Hưng Xá đã vay tổng cộng là 6,6 tấn phân N-P-K của Công ty phân bón Bắc miền Trung. Đây là một trong số các xã bị thiệt hại do ảnh hưởng từ chất lượng phân bón của Công ty này. Một người dân ở xóm 2 bức xúc: Vụ Đông Xuân vừa qua, gia đình tôi trồng gần 1 mẫu lúa và ngô, đã vay của Công ty phân bón Bắc miền Trung 25 bao phân bón N-P-K. Khi bón cho lúa thì không thấy có vấn đề gì, nhưng bón cho ngô thì phát hiện cây phát triển kém, còi cọc, hạt ngô lép. So với những hộ gia đình xung quanh, cùng trồng và bón phân tại một thời điểm nhưng do dùng phân bón của công ty khác nên cây ngô của họ vẫn phát triển rất tốt, xanh tươi, hạt ngô to, đều. Năm ngoái, gia đình chúng tôi dùng phân bón của Công ty Vật tư nông nghiệp thì thu hoạch được 2,7 tấn ngô, nhưng năm nay, bón loại phân của Công ty Phân bón Bắc miền Trung thì chỉ thu hoạch được 1,8 tấn, như vậy giảm sản lượng khoảng 9 tạ ngô, thiệt hại trên 5 triệu đồng”. Ông Phan Anh Tuấn, chủ tịch Hội nông dân huyện Hưng Nguyên cho hay: Vụ Đông Xuân, huyện đã cung ứng phân bón của Công ty phân bón Bắc miền Trung cho nông dân ở 23/23 xã, với tổng số lượng trên 825 tấn phân chủ yếu là phân N-P-K, một ít phân lân Lâm Thao và đạm Trung Quốc, tổng số tiền hơn 4,2 tỷ đồng". Trong việc này, có một phần lỗi của Công ty phân bón Bắc miền Trung là do phân sấy khô quá, không có độ ẩm nên khi tiếp xúc đất pha cát thì độ hòa tan chậm, làm ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng", ông Tuấn nói với Công an Nghệ An. PV tổng hợp theo CANA. Thị trường còn nhiều bất cậpBáo cáo của Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2009, qua kiểm tra 859 mẫu phân bón của 17 tỉnh thành thì có tới 419 mẫu không đạt chất lượng, chiếm gần 50%, tăng 1,6% so với năm 2008. Trong số các mẫu phân không đạt chất lượng có 58% là phân vô cơ, 23% phân hữu cơ và 19% phân bón lá. Tỷ lệ thuận với những con số trên qua ước tính của Hiệp hội Phân bón Việt Nam là khoảng 1.200 tỷ đồng thiệt hại cho nông dân mỗi năm.Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc Thúy: Cho đến nay, tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng vẫn đang diễn biến phức tạp, gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính. Năm 2010, nhu cầu phân bón trong cả nước cần khoảng 9,1 triệu tấn, trong khi đó sản xuất trong cả nước mới đáp ứng được 60%, phần còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.Về tổ chức sản xuất kinh doanh, cung ứng tiếp thị cũng chưa đồng bộ, còn quá nhiều khâu trung gian, chồng chéo. Cùng một loại phân bón, trong Nam đưa ra Bắc, ngoài Bắc đưa vào Nam. Thậm chí, nhiều lúc, nhiều nơi còn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thổi phồng trong kinh doanh… làm bất lợi cho người nông dân”- ông Nguyễn Hạc Thúy nói.Ông Phan Đình Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí DPM, đơn vị quản lý Nhà máy Đạm Phú Mỹ đồng tình với ý kiến này và cho biết: Hiện, hoạt động phân phối sản phẩm của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón chưa trực tiếp đưa được sản phẩm của mình đến tận tay người nông dân, mà còn qua quá nhiều tầng nấc. Ông Đức cho rằng, trước tình hình giá cả thị trường bất ổn, liên tục tăng cao, các doanh nghiệp cần tham gia vào khâu phân phối sâu rộng. Như vậy vừa gia tăng chuỗi giá trị và phục phụ bà con nông dân một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó cũng góp phần thực hiện chương trình hành động kiềm chế lạm phát và bình ổn thị trường.Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cho rằng, thị trường phân bón việt Nam chưa có chiến lược phát triển rõ ràng. Dự báo nhu cầu sử dụng phân bón trong nước hằng năm cũng chưa thực sự chuẩn xác nên dẫn đến việc thừa, thiếu và người nông dân phải mua giá cao khi nhu cầu sử dụng phân bón tăng cao là điều không tránh khỏi. Theo số liệu nghiên cứu của Khoa kinh tế Truờng đại học An Giang cho thấy: Nông dân hiện phải chấp nhận mua phân bón với giá bị đội từ 30-40% so với giá bán ra của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, vấn đề kiểm định phân bón cũng đang gặp nhiều khó khăn. Hiện có quá nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK và phân bón hữu cơ không chú ý tới điều kiện kỹ thuật, phân tích, áp dụng công nghệ cũ nên chất lượng phân bón sản xuất ra chất lượng kém. Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ đủ sức quản lý các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn; còn các doanh nghiệp sản xuất phân bón nhỏ lẻ vẫn hoạt động ngoài tầm kiểm soát. Theo ý kiến của nhiều đại biểu thì khâu kiểm soát chất lượng khó nhất là phân bón NPK và phân bón vi sinh hỗn hợp. Lực lượng quản lý thị trường dù có đến tận đơn vị các huyện cũng không làm xuể, vì hệ thống máy móc phân tích định giá chất lượng kém, không phát hiện được. Đáng chú ý, việc cấp giấy chứng nhận kinh doanh phân bón còn chồng chéo. Thêm vào đó, với quy định hiện nay phân bón là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng không cần giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh” đã tạo kẽ hở” cho một số doanh nghiệp có cơ hội tuồn phân bón giả, kém chất lượng ra thị trường. Để đối phó với tình trạng phân bón kém chất lượng tràn lan hiện nay, nhiều đại biểu cũng thống nhất cần mạnh tay hơn nữa trong việc thu hồi giấy phép các cơ sở sản xuất nhỏ, không đảm bảo.Quản chặt cả sản xuất và phân phốiTại Hội nghị Quy hoạch, phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu thụ phân bón đến năm 2020 sáng 12/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh, phân bón là mặt hàng chiến lược phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối phân bón. Quy hoạch khi được phê duyệt sẽ có tác động rất lớn tới thị trường phân bón trong nước, đặc biệt là 2 loại phân bón NPK và phân bón hữu cơ, là những mặt hàng phân bón dễ bị làm giả nhất hiện nay. Ông Nguyễn Hạc Thúy cho rằng, sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong các biện pháp tăng nhanh năng suất lúa, cây trồng thì phân bón bón chiếm 40%. Vì vậy việc quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón rất quan trọng. Theo ông Thúy, việc xây dựng hệ thống sản xuất phân bón phải đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng trong nước; phát triển công nghiệp sản xuất phân bón phải gắn liền với phát triển phân phối và bảo vệ môi trường, nhằm góp phần xây dựng một nền nông nghiêp hàng hóa lớn, có năng suất và chất lượng cao; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các dự án lớn về sản xuất phân bón và mạng lưới phân phối tới vùng sâu, vùng xa. Ông Nguyễn Hạc Thúy đề nghị: Để quy hoạch, phát triển ngành phân bón nước ta từ nay đến năm 2020, chúng ta cần định hình được lượng phân bón các loại. Khi quy hoạch Hop quy, phan bon ngành phân bón chỉ cho các doanh nghiệp có điều kiện như vốn, công nghệ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phân bón. Và cơ quan quản lý thị trường, cơ quan kiểm định chất lượng phải thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.Cục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công Thương Phùng Hà cho biết, theo dự thảo Quy hoạch, hệ thống phân phối phân bón sẽ được phát triển dựa trên các yếu tố: Sự hình thành các vùng kinh tế nông nghiệp; nhu cầu phân bón của từng vùng kinh tế; đặc điểm của hoạt động kinh tế vùng và tập quán mua bán của nông dân...với tiêu chí hệ thống phân phối vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí, đảm bảo cung ứng phân bón chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Theo đó, từ nay đến 2015, hệ thống phân phối sản phẩm phân bón sẽ phát triển ở 14 trung tâm phân phối vùng tại Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Long An, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang. Từ 2016-2020 sẽ mở rộng hoặc phát triển thêm 8 trung tâm phân phối mặt hàng phân bón. Ông Phùng Hà cho biết, Cục Hóa chất đang đề xuất phương thức quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón thay đổi theo hướng: đưa phân bón thành loại hình sản xuất kinh doanh có điều kiện, cần được cấp giấy chứng nhận điều kiện sản xuất, kinh doanh; đồng thời đi kèm với các quy định hậu kiểm. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh phân bón NPK và phân hữu cơ phải đáp ứng một số điều kiện: Có đội ngũ cán bộ phù hợp; có trang thiết bị phù hợp, có thiết bị phân tích, có hệ thống kho bãi... Như vậy, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quy mô quá nhỏ, lạc hậu sẽ tự động giải thể, còn cơ quan quản lý nhà nước sẽ ngăn chặn được ngay từ đầu các cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng tuồn sản phẩm ra thị trường”- ông Hà nhấn mạnh. Đồng tình với những đề xuất của Cục Hóa chất Bộ Công thương, đại diện Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nguyễn Trí Ngọc đề xuất: Cần thống nhất đầu mối quản lý các hoạt động về phân bón từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, tránh chồng chéo giữa các Bộ, Ngành. Xây dựng mạng lưới thanh tra chuyên về phân bón hoặc kết hợp với các vật tư nông nghiệp khác, thường xuyên lấy mẫu phân bón ngay từ khâu sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Hoàn chỉnh việc xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, Tiêu chuẩn Quốc gia trong lĩnh vực điều kiện sản xuất, chất lượng đối với từng nhóm phân bón để làm hàng rào kỹ thuật trong công tác quản lý phân bón.Dự kiến, Quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối phân bón sẽ được phê duyệt trong tháng 10 này./. ĐKhanh. Ông Nguyễn Duy Khuyến tại lễ kỷ niệm 50 năm công ty bước vào sản xuất và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất.
VietGap Chăn nuôi Nông dân các tỉnh ĐBSCL tham quan diện tích lúa Hè Thu tại Tiền Giang. Ảnh: Đình Huệ/TTXVN Theo đó, từ ngày 16/7 đến 20/7, PVFCCo và công ty con là Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam bộ triển khai chương trình này tại các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và Hậu Giang. Mỗi hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn được trao tặng 50kg phân bón, gồm 25kg phân urê Đạm Phú Mỹ và 25kg phân NPK Phú Mỹ hoặc DAP. Dự kiến, có khoảng 2.600 hộ nông dân sẽ được hỗ trợ tổng cộng 130 tấn phân bón các loại, trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Cùng với việc tặng phân bón, PVFCCo và các cán bộ nông nghiệp tại địa phương cũng hướng dẫn cho bà con quy trình sử dụng phân bón sao cho hiệu quả và phù hợp nhất. Phối hợp với PVFCCo thực hiện chương trình còn có Hội Nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Trung tâm khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật và chính quyền địa phương tại các nơi diễn ra chương trình./. Hà Huy Hiệp-Kim Anh TTXVN. . >> Một mẫu phân bón phân tích ra ''n'' kết quả >> Hỗn loạn phân bón GIƠ CAO ĐÁNH KHẼ Theo quy định hiện hành, những đơn vị có quyền thanh tra chuyên môn trong lĩnh vực phân bón là lực lượng Quản lí thị trường Bộ Công thương, Thanh tra Cục Trồng trọt và Thanh tra chuyên ngành Bộ NN-PTNT, Công an Kinh tế, Cảnh sát Môi trường Bộ Công an, Bộ KHCN… Tại các địa phương, lực lượng thanh tra cũng tương tự, đặc biệt là lực lượng thanh tra ở các Sở NN-PTNT và Quản lí thị trường. Với lực lượng hùng hậu, đông đảo như vậy, đáng nhẽ chỉ cần một cửa hàng kinh doanh phân bón bán hàng kém chất lượng là các cơ quan quản lí nhà nước đã biết từ trong trứng nước rồi. Đằng này, phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn tràn lan, số vụ vi phạm năm sau cao hơn năm trước, ấy vậy mà chưa thấy ai bị tước giấy phép? Lãnh đạo một DN phân bón lớn tại Hà Nội chia sẻ, các chế tài thanh tra, xử phạt hiện nay không những không dẹp được nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng, thậm chí chẳng khác khuyến khích DN hãy làm giả vì mức xử phạt quá nhẹ so với lợi nhuận DN thu được. Mặt khác, như đã đề cập, từ khâu lấy mẫu đến khâu phân tích hiện chưa có quy chuẩn, chưa đồng bộ dẫn đến sai số rất cao nên cả DN làm ăn chân chính và DN cuốc xẻng” chủ động làm ăn gian dối đều bị phạt như nhau, cuối cùng hòa cả làng. Thực tế cho thấy, chỉ cần bỏ ra vài chục triệu đồng, cùng lắm là trăm triệu nộp phạt là DN lại SX phân bón kém chất lượng bình thường mà ít khi bị rút giấy phép kinh doanh, dần dà DN tỏ ra nhờn luật. Trong khi đó, mỗi năm một DN chỉ cần bán vài chục ngàn tấn phân NPK kém chất lượng là đã có lãi tiền tỉ nên mức phạt đó chẳng thấm vào đâu. Thanh tra phân bón nói riêng và VTNN nói chung hiện bộc lộ rất nhiều bất cập Ngay như theo quy định hiện nay, mọi lô phân bón trước khi đưa ra thị trường phải có giấy phân tích kiểm định đạt chất lượng công bố. Với một số DN phân bón lớn như Bình Điền, Văn Điển, Lâm Thao, Phú Mỹ, Ninh Bình… có phòng phân tích riêng thì việc phân tích cơ bản được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, với những đơn vị không có phòng phân tích mà phải đi thuê, đi mượn gần như bỏ qua khâu này. Chiếu theo luật, khi đi kiểm tra các cửa hàng kinh doanh phân bón nếu không có giấy chứng nhận chất lượng các lô hàng, lực lượng thanh tra hoàn toàn có thể xử lí niêm phong, tịch thu, xử phạt. Nhưng thực tế, lực lượng thanh tra chủ yếu là xử phạt chứ không mấy khi tịch thu được. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Thanh tra Bộ NN-PTNT thừa nhận, trong quá trình đi kiểm tra, phần lớn các lô hàng phân bón ngoài thị trường đặc biệt DN phân bón nhỏ đều không có giấy chứng nhận phân tích chất lượng trước khi đưa ra thị trường, nhưng hình thức xử lí của lực lượng thanh tra chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở và xử phạt. Tìm hiểu của chúng tôi, một số đơn vị đối phó với việc này bằng cách khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, cửa hàng, đại lí phân bón đá bóng” trách nhiệm về phía nhà máy, làm việc với nhà máy, nhà máy lại đổ thừa cho đại lí, cuối cùng thanh tra cũng chẳng xử lí được, cùng lắm chỉ xử phạt linh động” được một vài triệu đồng. Mặt khác, cho dù có phát hiện ra vi phạm, lực lượng thanh tra hiện nay cũng không tịch thu được hàng hóa của các đại lí. Ông Phạm Tiến Dũng thú thật, khi nghi ngờ mẫu phân bón nào đó kém chất lượng, lực lượng thanh tra chỉ lấy mẫu gửi phòng phân tích chứ không dám niêm phong bởi phân bón là sản phẩm liên quan tới mùa vụ. Mà để một mẫu phân tích có kết quả sớm nhất cũng phải mất 15 ngày. Nếu trong trường hợp mẫu phân tích đạt chất lượng mà niêm phong hàng của họ, bị kiện ngược lại không biết lấy tiền đâu ra mà đền. Chính vì vậy, những lô phân bón giả, phân bón kém chất lượng khi có kết quả vi phạm thì đại lí đã bán hết cho cấp dưới hoặc bán cho nông dân bón xuống ruộng rồi nên chẳng thu hồi được. Vì vậy, mới nói việc thanh tra, xử lí hiện nay vẫn chủ yếu trên tinh thần nhắc nhở, giơ cao đánh khẽ, xử phạt là chính! KẾT QUẢ THANH TRA ĐỂ ĐÂU? Mặc dù cũng có một số DN, đại lí phân bón chầy bửa” khiến lực lượng thanh tra không làm được gì. Nhưng nhìn chung, các DN, đại lí phân bón đều sợ lực lượng thanh tra. Đặc biệt, khi lực lượng thanh tra chuyên ngành kết hợp thanh tra tại các địa phương đi kiểm tra đến đâu các DN phân bón, đặc biệt là DN nhỏ vã mồ hôi” đến đó. Một lãnh đạo DN phân bón lớn trực thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tâm sự với chúng tôi, có tháng 30 ngày ông và một vài cán bộ của công ty phải mất tới 10 ngày để chạy đôn, chạy đáo hết tỉnh này qua tỉnh khác chứng minh với thanh tra các Sở NN-PTNT và Quản lí thị trường về chất lượng phân bón của mình. Kể cả việc biết không vấn đề gì nhưng do tốn quá nhiều công sức và thời gian nên DN thường ngoan ngoãn, biết điều. Theo đó, vấn đề mà báo chí phản ánh về phân bón giả, kém chất lượng, không phải là cơ quan thanh tra không biết, quan trọng họ có muốn xử lí hay không mà thôi?! Quay trở lại việc mỗi năm ngân sách nhà nước bỏ ra cả chục tỉ đồng để dành cho việc thanh tra, xử lí hoạt động SX-KD phân bón trên địa bàn 63 tỉnh, thành cả nước. Mà tiền ngân sách là tiền thuế của dân nên nhân dân, đặc biệt là nông dân có quyền được biết đích danh tên, tuổi các DN SX-KD phân bón giả, phân bón kém chất lượng để không mua nhầm phải bột gạch hay đất sét bón cho cây trồng. Theo Luật Thanh tra, các kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lí trong lĩnh vực phân bón phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc phải được báo cáo lên lãnh đạo chủ quản. Tuy nhiên, nhìn lại mấy năm gần đây, họa hoằn lắm báo chí mới được các cơ quan chức năng cho xem” vài kết quả thanh tra trong lĩnh vực phân bón mà chủ yếu là các lễ ra quân, thành lập đoàn liên ngành, sơ kết, tổng kết… Trong khi, việc thanh tra diễn ra thường xuyên, đặc biệt là thanh tra đột xuất gần như chỉ có lực lượng thanh tra hop quy, phan bon là biết kết quả. Dù biết, để xin được một tờ báo cáo kết quả thanh tra, xử lí về lĩnh vực phân bón là vô cùng khó khăn nhưng chúng tôi vẫn thử liên hệ với các đơn vị chức năng của Bộ NN-PTNT là Thanh tra Bộ và Cục Trồng trọt xem có gặp may không. Dành cả buổi sáng tâm sự, trao đổi với TS Trương Hợp Tác - Trưởng phòng Sử dụng đất, Phân bón và ông Ứng Xuân Thu - Trưởng phòng Thanh tra Pháp chế Cục Trồng trọt về những bất cập, lỗ hổng trong quản lí phân bón hiện nay, cuối cùng tôi đề nghị xin cái báo cáo kết quả thanh tra, xử lí phân bón trong 3 năm gần đây, song chỉ nhận được câu trả lời là không thể cung cấp được hôm nay, hẹn vài hôm nữa sẽ gọi lại? Nhưng đến nay đã 1 tuần rồi chúng tôi vẫn chưa thấy hồi âm. Sáng hôm sau, chúng tôi sang làm việc với Thanh tra Bộ, được gặp đích thân ông Phan Huy Hiền - Chánh Thanh tra và ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, sau khi dành cả giờ đồng hồ trao đổi, tôi lại mạnh dạn xin kết quả thanh tra, xử phạt về lĩnh vực phân bón trong 2 - 3 năm gần đây, nhưng sau 3 lần đi ra đi vào, ông Phạm Tiến Dũng chỉ cung cấp cho tôi cái báo cáo kế hoạch thanh tra năm 2011 và 9 tháng đầu năm 2012 phục vụ hội nghị Thanh tra NN-PTNT với những số liệu chung chung nhất có thể mà không thấy danh tính của bất cứ DN vi phạm nào. + Chúng tôi tự nhủ, chắc có lí do tế nhị” nên kết quả thanh tra phân bón mới không được công bố rộng rãi trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng ít nhất, các kết quả thanh tra hàng năm đó phải nằm trên bàn của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, chứ giả dụ kết quả đó mà nằm im trong ngăn kéo nào đó ở đơn vị Thanh tra rồi thỉnh thoảng lại được lôi ra dọa DN thì quả thật ngành phân bón loạn cũng là điều dễ hiểu. + Để nói về những bất cập trong ngành phân bón có lẽ còn rất nhiều và rất dài. Như việc cấp phép cho các DN nhập khẩu phân bón hiện nay cũng cho thấy nghịch lí văn bản to hơn cả Thông tư và Nghị định. Vừa qua, có một số lô phân DAP, kaly, urê không đạt chỉ tiêu dinh dưỡng theo quy định, bị hải quan chặn lại, nhưng chỉ cần một văn bản của đơn vị chức năng đề nghị cho DN nhập khẩu làm nhiên liệu SX” lập tức hàng được thông quan mà không cần bất cứ cơ sở khoa học nào. GĐ 1 DN phân bón than thở. Trao đổi với chúng tôi, ông Myo Aung Kyaw, Tổng Thư ký Hiệp hội Lúa gạo Myanmar cho biết: Quyết tâm của Chính phủ trong thời gian tới phải đưa Myanmar trở lại tốp đầu những nước xuất khẩu gạo trên thế giới”. Cũng theo ông Aung Kyaw Myo, mỗi năm Myanmar cần cả chục triệu tấn phân bón, trong khi năng lực sản xuất trong nước rất yếu, chỉ đạt khoảng 400 ngàn tấn/năm và đây cũng chính là sức hút mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp phân bón VN.. Phân bón giả Ảnh internet 5 lít nước+ vài thìa ure bột = phân ure đậm đặc Phân bón nhái nhãn mác thường được làm ở một số công ty, tổ hợp nhỏ lẻ nơi vùng sâu, vùng xa. Một số cơ sở ở tỉnh Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đắc Nông, Đồng Nai, Hải Phòng, Phú Yến, Thanh Hóa… bị phát hiện đã in nhãn mác của các công ty có thương hiệu. Trong đó, trên bao bì ghi tổng hàm lượng dinh dưỡng 53%, nhưng khi cơ quan chức năng kiểm định thì phát hiện tổng hàm lượng dinh dưỡng chỉ có... 2,99%... Còn đối với loại phân bón ure nước, một số cơ sở đã sản xuất theo công thức: pha 5 lít nước với vài thìa canh ure bột. Sản phẩm này được đưa ra thị trường với giá 50.000 đồng/can 5 lít và quảng cáo cho nông dân đây là phân ure đậm đặc. Còn công dụng được "đẩy" đến mây xanh: làm cho đất tốt, năng suất cao và kết hợp chống... Hạn. Kết quả, sản phẩm chống hạn dỏm này được tiêu thụ mạnh trong mùa hè ở khu vực Tây Nguyên, Phú Yên, Yên Bái… Còn hậu quả là nhiều cây trồng của nông dân đã bị chết hoặc không phát triển được. Độc chiêu hơn, để tạo niềm tin cho nông dân, nhiều cơ sở sản xuất phân bón giả đã thông qua giới thiệu của Hội nông dân để tiếp cận người dân hoặc tổ chức hội thảo, tặng sản phẩm... Đẩy mạnh công tác giám sát, tuyên truyền Thống kê cho thấy, tình hình vi phạm sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng Quản lý thị trường QLTT cả nước đã kiểm tra 5.372 vụ, xử lý 1.390 vụ với tổng số tiền phạt 17,2 tỷ đồng và tịch thu 917 tấn phân bón các loại. Nhiều vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng với quy mô và số lượng lớn đã được Cục QLTT chuyển hồ sơ sang cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý. Bên cạnh đó, còn phát hiện nhiều trường hợp phân bón kém chất lượng nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm giả các thương hiệu phân bón của Việt Nam. Tiêu hủy phân bón giả Ảnh internet Để chống nạn kinh doanh, sản xuất phân bón nhái, giả, Ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục Trưởng Cục QLTT, cho rằng: "Cần làm tốt công tác dự báo, nắm chắc diễn biến thị trường và làm rõ các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm. Từ đó rút ra các quy luật hoạt động của các cơ sở này, để có các phương án kiểm tra, kiểm soát hiệu quả”. Còn theo đại diện Cục Cảnh sát Kinh tế - Bộ Công An thì Cục Cảnh sát kinh tế với Hiệp hộp phân bón, Cục hóa chất, Cục Trồng trọt, Cục QLTT cần tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn, và xử lý vi phạm kịp thời. Đồng thời, tuyên truyền để nông dân phân biệt phân bón thật, giả và tác hại của phân bón giả. Nguyễn Cẩm. Tôi không bình luận gì về ý kiến của ông Thúy. Anh phải hỏi ông Thúy, tôi không phải là người toàn năng để biết tất cả mọi thứ, bình luận mọi thứ và chê trách tất cả mọi việc Bên lề hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong xung quanh vấn đề cả tỉnh làm phân bón giả” như ông Nguyễn Hạc Thúy nêu. Giá bị đẩy lên caoBộ Công thương cho biết, hiện cả nước có gần 300 công ty, xí nghiệp và nhà máy sản xuất phân bón, nhưng mới đáp ứng được 50% nhu cầu phân urê, 75% phân lân; các loại phân bón như DAP, SA, kali vẫn phải nhập khẩu. Trung Quốc là quốc gia cung cấp 1/4 nguyên liệu sản xuất phân bón trên thị trường thế giới và cũng là nguồn cung phân urê lớn cho Việt Nam vừa tăng thuế xuất khẩu phân bón từ 35% lên 135% đã tác động đến nhiều thị trường khu vực. Vì thế giá urê trên thị trường thế giới tăng bình quân từ 255 USD lên 770 USD/tấn, các loại phân bón khác như DAP, kali đều tăng giá từ 326,1% đến 397,5% so với cùng kỳ năm trước. Hiện, giá bán lẻ super lân trong nước đã tăng tới 99,6%, phân hữu cơ tăng 30,8%, phân urê tăng 76% và NPK tăng 184% so với đầu năm.Vụ hè thu năm nay cả nước cần khoảng 400.000 tấn urê và 2 triệu tấn phân bón các loại; nhưng nguồn cung trong nước không đủ, nên phải nhập khẩu. Từ nay đến năm 2010, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn 500.000 tấn phân bón các loại, việc nhập khẩu chỉ có khả năng chấm dứt vào năm 2020 khi các nhà máy sản xuất phân bón lớn trong nước đi vào hoạt động ổn định.Giải pháp nào bình ổn thị trường?FVA đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị Chính phủ cần có kế hoạch dài hạn nhập khẩu phân urê hạt đến năm 2010. Mặt hàng này đang phải nhập 50% 820.000-830.000 tấn chủ yếu qua đường tiểu ngạch, nếu con đường này bị trục trặc sẽ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, FVA cũng kiến nghị ưu tiên đầu tư liên doanh, hoặc tư nhân hóa phát triển phân lân nung chảy do mỗi năm nhu cầu về phân lân nung chảy ở nước ta lên đến 1,2-1,5 triệu tấn, nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 550.000 tấn. Theo FVA, phải tăng cường cải tiến, đổi mới công nghệ đẩy mạnh sản xuất NPK chất lượng cao để thay thế một phần DAP nhập khẩu. Nếu sản xuất nội địa bảo đảm được 2 mặt hàng này sẽ hạn chế tình trạng nhập siêu. Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp cần chủ động tìm thị trường liên hệ với đối tác nước ngoài để nhập khẩu phân bón với giá thấp hơn giá trong nước, góp phần bình ổn giá. Lãnh đạo Tổng Công ty cho biết, thời gian tới, nước ta sẽ chủ động được đạm urê phục vụ nông nghiệp, chỉ còn nhập khẩu phân kali và DAP, đơn vị sẽ chuyển hướng kinh doanh đa ngành. Bên cạnh đó, Chính phủ Hop quy, phan bon đã chỉ đạo Bộ Tài chính, các cơ quan chính sách cần nghiên cứu tình hình sản xuất phân urê ở Tổng Công ty phân bón và hóa chất dầu khí trong việc ưu đãi giá khí; chỉ đạo các bộ, các địa phương thực hiện Chỉ thị số 644/TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý sản xuất phân bón hữu cơ, phân đặc chủng cho từng loại cây, phân bón chuyên dùng cho mùa rét, phân chuyên cho đất khô hạn và thích hợp cho từng vùng đất. Ngoài ra cần đẩy nhanh tiến độ các dự án phân bón lớn như Nhà máy DAP Đình Vũ Hải Phòng, đạm - than Ninh Bình, mở rộng nhà máy đạm Hà Bắc, nhà máy super lân tại Lào Cai để sớm có sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Cục Quản lý Thị trường đã tiến hành kiểm tra 1057 vụ, phát hiện xử lý 258 vụ sản xuất kinh doanh phân bón giả, với số tiền xử phạt là hơn 3,9 tỷ ảnh: baocongthuong Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết, với chủ trương phát triển mạnh ngành công nghiệp phân bón để chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước, hạn chế nhập khẩu, sản xuất phân bón vô cơ trong nước đã không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây. Cụ thể năng lực sản xuất phân bón trong nước hiện đã đáp ứng được trên 80% nhu cầu sử dụng phân vô cơ với tổng sản lượng sản xuất hàng năm đạt trên 8 triệu tấn các loại. Đặc biệt năng lực sản xuất một số loại phân bón chính như Urê, NPK, Lân hiện tại đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Thế nhưng cùng với sự phát triển đó, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn đáng lo ngại. Ông Võ Văn Quyền cảnh báo: Theo Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, đến tháng 07 năm 2013 cả nước có 300 doanh nghiệp tham gia sản xuất phân bón và 13.908 cơ sở kinh doanh đang hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực phân bón. Thời gian qua, bên cạnh việc làm ăn chân chính của những doanh nghiệp lớn có uy tín thì vẫn nổi lên hoạt động kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng của một số tổ chức, cá nhân. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Cục Quản lý Thị trường đã tiến hành kiểm tra 1057 vụ, phát hiện xử lý 258 vụ vi phạm, với số tiền xử phạt là hơn 3,9 tỷ đồng và trị giá hàng tiêu hủy là gần 2 tỷ đồng. Đề cập về đối tượng và quy mô tính chất vi phạm của các đối tượng này, ông Phạm Ngọc Tuynh, Phó đại diện phía Nam Cục Quản lý thị trường nói: Như vậy có thể thấy tuy hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón gần đây đã có những chuyển biến tích cực nhưng đằng sau đó vẫn tồn tại không ít những nỗi lo về chất lượng. Và để khắc phục bất cập này rõ ràng việc đưa hoạt động sản xuất phân bón đi vào khuôn khổ là một việc làm cấp thiết. Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, hiện nay Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Công thương chủ trì soạn thảo dự thảo mới về quản lý thị trường phân bón. Theo đó, sẽ có sự phân định rạch ròi về phân công trách nhiệm quản lý phân bón. Bộ Công thương được phân công quản lý mặt hàng phân bón vô cơ, còn Bộ NN&PTNT quản lý mặt hàng phân bón hữu cơ. Hy vọng trong thời gian tới hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón sẽ đi vào ổn định khi nghị định mới được ban hành. Bởi dự thảo Nghị định mới sẽ xem xét đưa mặt hàng phân bón vào mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Trong đó sẽ tăng tính răn đe bằng cách nâng mức độ xử phạt cũng như biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm gây nên.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét